Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu các bệnh tự miễn gây cường giáp và cách phòng ngừa hiệu quả
- 01/07/2023 | Chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp ở đâu tốt nhất?
- 01/03/2024 | Cường giáp khi mang thai và nguy cơ tiền sản giật, sinh non ở mẹ bầu
- 11/09/2024 | Bệnh cường giáp là gì và những lưu ý khi điều trị
1. Những bệnh tự miễn gây cường giáp phổ biến nhất
Cường giáp, hay còn gọi là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm các bệnh lý tự miễn. Dưới đây là năm bệnh tự miễn gây cường giáp phổ biến nhất:
Bệnh Graves’ Basedow
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp. Bệnh Graves’ Basedow là một bệnh tự miễn trong đó hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể chống lại các tế bào của tuyến giáp, gây ra sự gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp.
Bệnh lý Graves’ Basedow là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp
Viêm giáp Hashimoto
Mặc dù viêm giáp Hashimoto chủ yếu gây suy giáp (hypothyroidism), trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra cường giáp tạm thời hoặc biến chứng như viêm giáp cấp tính với tăng hormone tuyến giáp.
Viêm khớp dạng thấp
Theo các chuyên gia y tế, viêm khớp dạng thấp tiềm ẩn các nguy cơ gây rối loạn tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves’.
Lupus ban đỏ hệ thống
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Oxford (Anh), nếu được chẩn đoán mắc lupus ban đỏ hệ thống cũng đồng nghĩa có khả năng cao mắc cường giáp.
Tiểu đường type 1
Báo cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ chỉ ra rằng, người mắc đồng thời cường giáp và tiểu đường type 1 với tỷ lệ rất cao.
2. Yếu tố nào gây ra nguy cơ và biến chứng của bệnh cường giáp tự miễn?
Dưới đây là những yếu tố chính góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp tự miễn, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh cường giáp tự miễn có thể cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh tự miễn hoặc bệnh tuyến giáp;
- Giới tính và tuổi tác: Phụ nữ có nguy cơ mắc cường giáp cao hơn nam giới và độ tuổi phổ biến mắc bệnh là dưới 40 tuổi;
- Thay đổi nội tiết tố: Các thay đổi nội tiết tố trong một số giai đoạn như thai kỳ, sau sinh, khi sử dụng một số loại thuốc… có thể liên quan đến việc khởi phát hoặc làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh cường giáp tự miễn;
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Mức iodine quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và nguy cơ phát triển cường giáp.
Bệnh lý cường giáp tự miễn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe bao gồm:
- Bệnh tim mạch: Cường giáp có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim, thậm chí là suy tim ở người có bệnh lý tim mạch nền;
- Cơn bão giáp: Là một tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng xảy ra khi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu tăng đột ngột và cao. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng và cần điều trị ngay lập tức;
- Loãng xương: Cường giáp có thể làm tăng sự mất xương, dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương;
- Biến chứng trong thai kỳ: Cường giáp có thể gây ra nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi kém phát triển, rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai nhi…
Cường giáp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ
3. Phương pháp kiểm soát bệnh cường giáp tự miễn hiệu quả
Kiểm soát bệnh cường giáp tự miễn đòi hỏi một kế hoạch điều trị toàn diện kết hợp các phương pháp khác nhau để kiểm soát triệu chứng, giảm sản xuất hormone tuyến giáp, và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh cường giáp tự miễn:
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị cường giáp tự miễn bao gồm: Thuốc kháng giáp (Methimazole, Propylthiouracil), thuốc chẹn beta (Propranolol, Atenolol), thuốc có chứa Corticosteroid (Prednisone).
Điều trị bằng i-ốt phóng xạ
I-ốt phóng xạ được sử dụng để tiêu diệt các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức, được đưa vào cơ thể qua đường uống.
Phẫu thuật
Một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp được cắt bỏ thông qua phẫu thuật với mục đích giảm sản xuất hormone. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bướu giáp có kích thước to, nghi ngờ ác tính hoặc khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Chú ý chế độ sinh hoạt
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng để hỗ trợ sức khỏe tổng quát. Theo dõi và kiểm soát lượng iodine nạp vào cơ thể, đồng thời các thực phẩm gây kích thích hormone tuyến giáp;
Lựa chọn phương pháp luyện tập phù hợp như yoga, thiền… để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
Theo dõi sức khỏe định kỳ
- Thực hiện các xét nghiệm định kỳ để theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp;
- Liên hệ chặt chẽ với bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị và quản lý biến chứng hoặc vấn đề sức khỏe có thể phát sinh.
Thăm khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ để theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp
Như vậy, các thông tin về bệnh tự miễn gây cường giáp đã được thông tin chi tiết, cùng với đó là những khuyến cáo về hướng phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý này một cách hiệu quả. Người dân nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc cường giáp tự miễn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị được người dân tin tưởng lựa chọn trong việc thăm khám, điều trị bệnh lý cường giáp tự miễn nói riêng và bệnh lý tuyến giáp nói chung bằng các kỹ thuật hiện đại, tân tiến của nền y khoa thế giới, trong đó phải kể tới phương pháp đốt sóng cao tần (RFA).
Với thế mạnh về năng lực chuyên môn, quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị tân tiến, MEDLATEC mang đến kết quả chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bệnh lý tuyến giáp.
Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 (hỗ trợ 24/7).
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!