Tin tức
Bệnh thần kinh tiểu đường và các biểu hiện thường gặp
- 19/04/2021 |Bệnh thần kinh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm
- 29/01/2024 |Tìm hiểu về chỉ số tiểu đường và cách kiểm soát
- 15/03/2024 |Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuyệt đối không chủ quan
- 19/03/2024 |Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn - bạn biết chưa?
1. Triệu chứng bệnh thần kinh tiểu đường
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh thần kinhtiểu đườngvẫn đang là “ẩn số”, nhưng rất có thể là do đường huyết tăng cao, không được kiểm soát trong thời gian dài khiến cho những dây thần kinh trên toàn cơ thể bị tổn thương, từ đó gây biến chứng thần kinh tiểu đường. Bệnh được chia làm 4 loại với những triệu chứng khác nhau tương ứng:
Đau bàn chân do bệnh thần kinh tiểu đường
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Loại bệnh này gây ảnh hưởng đến những dây thần kinh ở vùng bàn chân, chân , sau đó đến tay và cánh tay. Một số triệu chứng của bệnh như ngứa hoặc nóng rát ở các chi, tăng độ nhạy cảm khi va chạm, tê bì hoặc có cảm giác châm chích, đau bàn chân, đôi khi mất cảm giác ở bàn chân, bàn chân gặp vấn đề nghiêm trọng, như loét, nhiễm trùng và đau xương khớp,...
- Bệnh thần kinh tự chủ: Là thể bệnh gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
+ Ở hệ tiêu hóa: Bệnh gây ra các triệu chứng như khó nuốt, chướng bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, đi ngoài không tự chủ,...
Chóng mặt khi thay đổi tư thế
+ Ở hệ tim mạch: Khi những dây thần kinh ở cơ quan này bị tổn thương, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu như nhịp tim nhanh, khi thay đổi tư thế rất dễ bị chóng mắt và hạhuyết áptư thế,...
+ Ở các cơ quan sinh dục: Nếu dây thần kinh tự chủ ở hệ sinh dục bị tổn thương do tiểu đường, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như rối loạn cương dương hay xuất tinh ngược ở nam giới và giảm ham muốn, giảm tiết dịch nhờn hay đau khi quan hệ ở nữ giới.
+ Ở hệ tiết niệu: Dây thần kinh tại cơ quan này bị tổn thương sẽ dẫn đến bàng quang thần kinh với những dấu hiệu như tiểu đêm nhiều, tiểu không kiểm soát, dòng tiểu yếu, bí tiểu,...
+ Người bệnh có thể bị tăng hay giảm tiết mồ hôi, hôn mêhạ đường huyết.
- Bệnh lý thần kinh khu trú: Biểu hiện khó tập trung hoặc nhìn đôi; đau nhức ở phía sau một bên mắt; liệt một bên mặt; tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc ngón tay, ngoại trừ ngón tay út; yếu chi trên, khiến bạn dễ đánh rơi đồ đạc khi cầm nắm.
- Bệnh Viêm đa rễ thần kinh: Biểu hiện đau dữ dội ở hông, đùi hoặc mông; cơ bắp của bệnh nhân bị yếu và co lại; sau khi ngồi, người bệnh đứng dậy khó khăn; hay bị đau dạ dày.
2. Biến chứng bệnh thần kinh tiểu đường
Đây là tình trạng nguy hiểm, người tiểu đường cần được điều trị sớm để tránh những gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Hạ đường huyết không nhận biết: Đường huyết của người bệnh đã hạ thấp nghiêm trọng nhưng do không thể nhận biết được điều này và không xử trí kịp thời nên dễ gặp phải tình trạng hôn mê đường huyết.
- Mất cảm giác chi: Có thể nói rằng, biến chứng này vô cùng nghiêm trọng và bệnh nhân có thể bị di chứng suốt đời. Người bệnh bị mất cảm giác ở bàn chân, khi bị rơi dép cũng không có cảm giác và có thể bị loét chân hay đoạn chi. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể lan đến xương hoặc dẫn đến chết mô. Lúc này người bệnh buộc phải loại bỏ (cắt cụt) ngón chân, bàn chân hoặc thậm chí cả chân dưới.
- Bàng quang thần kinh: Người bệnh có thể đi tiểu không thể kiểm soát và bị tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Một số biến chứng đường tiêu hóa, rối loạn điều tiết mồ hôi và rối loạn chức năng tình dục sẽ có thể làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
3. Điều trị bệnh thần kinh tiểu đường
Căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm đau, kiểm soát biến chứng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
- Để bệnh thần kinh tiểu đường tiến triển chậm lại, người bệnh cần kiểm soát tốt đường máu. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về mức đường huyết tối ưu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chăm chỉ vận động, duy trì cân nặng ở mức vừa phải và kiểm soát tốt huyết áp.
Dùng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh
- Để giảm đau do bệnh thần kinh tiểu đường gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Các loại thuốc thường được chỉ định là thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm,... Lưu ý, những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Để kiểm soát biến chứng và nhanh chóng phục hồi chức năng, người bệnh cần được điều trị bởi nhiều chuyên gia, chẳng hạn như:
+ Khi người bệnh gặp phải những triệu chứng về bệnh tiết niệu: Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp với người bệnh chẳng hạn như các loại thuốc cần uống hay phương pháp đặt ống thông,...
+ Khi gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa: Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ giúp người bệnh điều trị các triệu chứng như ợ nóng,buồn nôn,đau bụng,tiêu chảy,...
+ Với những trường hợp bị rối loạn chức năng tình dục: Người bệnh cần được uống hay tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm cải thiện tình trạng bệnh.
4. Phòng ngừa bệnh thần kinh tiểu đường
Để ngăn ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Kiểm soát huyết áp: Những trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị huyết áp cao thì nguy cơ gặp biến chứng bệnh sẽ cao hơn. Do đó, những trường hợp này nên cố gắng kiểm soát và thường xuyên theo dõi huyết áp.
- Ăn những thực phẩm lành mạnh: Nên ưu tiên rau củ, trái cây và ngũ cốc để đảm bảo có một sức khỏe tốt và duy trì trọng lượng vừa phải.
- Luyện tập mỗi ngày: Đây là cách giúp đường huyết ổn định, tăng cường tuần hoàn máu và rất tốt cho hoạt động của tim mạch. Người bệnh có thể tập luyện một cách nhẹ nhàng và có thể tham khảo ý kiến của chuyên giavật lý trị liệutrước khi tập. Trường hợp bạn bị đau ở bàn chân thì hãy lựa chọn những động tác không cần phải dồn quá nhiều trọng lượng lên bàn chân đang bị thương.
- Bỏ thuốc lá để hạn chế nguy cơ lưu thông tuần kém ở bàn chân. Có thể nhờ bác sĩ hướng dẫn các cách cai thuốc hiệu quả.
Nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời
Bệnh thần kinh tiểu đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, người tiểu đường nên điều trị tích cực ngay từ khi phát hiện bệnh. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh và có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách hàng gọi đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!