Tin tức

Biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ và biện pháp điều trị

Ngày 01/02/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Trầm cảm là một dạng của bệnh lý tâm thần ngày một xuất hiện nhiều. Trầm cảm nhẹ là bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu, thường không có những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan để bệnh tiến triển nặng sẽ rất nguy hiểm. Việc nhận biết được những biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ sẽ giúp bạn phòng ngừa và có phương án điều trị sớm, giúp cải thiện vấn đề tốt hơn.

1. Trầm cảm là bệnh lý như thế nào?

Trầm cảm(Depression) một dạng rối loạn tâm thần kinh. Bệnh nhân bị trầm cảm thường cảm thấy buồn rầu,mệt mỏi, không có động lực, suy giảm hứng thú với những việc làm yêu thích trước đây,...

Trầm cảm là dạng bệnh lý về sức khỏe tâm thần

Trầm cảm là dạng bệnh lý về sức khỏe tâm thần

Bệnh trầm cảmthường sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, cách ứng xử,... của người bệnh, khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Đời sống thể chất và tinh thần cũng không còn tốt như trước.

Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào,... Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân nữ bị trầm cảm cao hơn so với nam giới, đặc biệt là những người đang gặp những vấn đề trong cuộc sống như ly thân, thất nghiệp,.... Nếu bệnh nhân bị trầm cảm không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường trong cuộc sống.

Bệnh nhân mới códấu hiệu trầm cảmhoặc bị trầm cảm nhẹ cần được gia đình động viên, chăm sóc và kết hợp với phương án điều trị từ bác sĩ để cải thiện vấn đề hiệu quả nhất. Bởi nếu không được điều trị, diễn biến bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh thậm chí có thể có nhiều hành động gây nguy hiểm với bản thân và những người xung quanh.

2. Nguyên nhân gây trầm cảm

Trước khi tìm hiểu vềbiểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹthì chúng ta cần nắm rõ những nguyên nhân khiến căn bệnh này xuất hiện. Bệnh trầm cảm thường do 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây gây nên:

2.1. Bị sang chấn tâm lý

Đây là một dạng căng thẳng - nguyên nhân phổ biến của hầu hết các trường hợp bị trầm cảm được ghi nhận. Bệnh nhân có thể gặp phải các yếu tố tác động từ bên ngoài ví dụ như mâu thuẫn trong các mối quan hệ, sốc tâm lý, stress,.... Nếu những vấn đề này kéo dài mà không được giải quyết sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ.

Cú sốc tâm lý có thể khiến trạng thái tinh thần bị ảnh hưởng, dẫn đến trầm cảm

Cú sốc tâm lý có thể khiến trạng thái tinh thần bị ảnh hưởng, dẫn đến trầm cảm

2.2. Sử dụng các chất kích thích

Những sản phẩm gây nghiện và có chứa chất kích thích tác động đến hệ thần kinh như rượu, bia, thuốc lá hay ma túy,... đều có thể gây kích thích đến hệ thần kinh. Khi sử dụng những chất gây nghiện này, người bệnh thường có cảm giác sảng khoái và hưng phấn trong thời gian ngắn.

Sử dụng những chất này trong thời gian dài sẽ khiến cho hệ thần kinh của người dùng bị tác động. Từ đó, bệnh nhân sẽ dễ bị trầm cảm, cơ thể trở nên mệt mỏi hơn, sức khỏe trí lực sẽ bị giảm sút và ức chế.

2.3. Do bệnh thực thể ở não

Những bệnh nhân đã từng bị tác động từ các chấn thương, bệnhviêm nãohay bệnh u não,... đều có nguy cơ cao bị trầm cảm vì các cấu trúc não gặp phải tổn thương. Bệnh nhân thường sẽ có dấu hiệu bị rối loạn tâm trạng, không chịu được căng thẳng, thậm chí, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây nên trạng thái rối loạn cảm xúc.

3. Những biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ

Bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ không nên chủ quan, nên đi thăm khám và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ. Trầm cảm nhẹ là giai đoạn bệnh khởi phát nên sẽ không có đủ tất cả các triệu chứng trầm cảm cụ thể. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhận biết dấu hiệu thông qua một sốbiểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹnhư sau:

Biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ với nhiều cảm xúc khác nhau

Biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹvới nhiều cảm xúc khác nhau

  • Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, đôi khi có thể khóc (có hoặc không).
  • Bệnh nhân không có động lực và không còn sự yêu thích đối với mọi thứ, mọi hoạt động trong cuộc sống (bao gồm cả những sở thích trước đó).

Bên cạnh những biểu hiện chính này thì những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ cũng có thể gặp phải 2/7 những dấu hiệu khác có liên quan như:

  • Bị rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân ngủ không ngon giấc, giấc ngủ bị chập chờn và hay gặp phải ác mộng.
  • Khẩu vị có sự thay đổi một cách bất thường.
  • Cảm xúc rất dễ bị kích động.
  • Cơ thể hoạt động và di chuyển chậm chạp hơn.
  • Không thể tự mình giải quyết được những vấn đề nhỏ hàng ngày.
  • Không thể tập trung khi làm việc.
  • Thường tự vấn bản thân và cảm thấy thất vọng về chính mình, cảm giác mình luôn là người có lỗi.
  • Luôn tồn tại suy nghĩ về cái chết.

Theo các chuyên gia, những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ khi kiên trì điều trị thì bệnh có thể tự khỏi mà không phải sử dụng thuốc. Những biểu hiện của bệnh sẽ thuyên giảm theo thời gian điều trị.

4. Liệu trầm cảm nhẹ có tự khỏi được không?

Sau khi biết đượcbiểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể tự phán đoán mình có đang mắc bệnh hay không để kịp thời đi khám. Bệnh trầm cảm nhẹ vẫn có thể tự khỏi (hoặc thuyên giảm) nếu bệnh nhân kiên trì điều trị và không cần đến sự hỗ trợ của thuốc.

Trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi khi bệnh nhân kiên trì

Trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi khi bệnh nhân kiên trì

Tuy nhiên, khi bệnh nhân chủ quan thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn và có xu hướng tái phát nhiều lần. Lúc này, người bệnh không chỉ phải đối mặt với tình trạng rối loạn cảm xúc mà còn nhiều vấn đề nguy hại khác có tác động không tốt đến cuộc sống. Đây có thể xem là một yếu tố có nguy cơ khiến cho các bệnh lý khác khởi phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy bản thân mình có nhiều biểu hiện bất ổn thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Các bác sĩ sẽ lắng nghe và chia sẻ để giúp bạn phát hiện bệnh từ sớm và có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ điều trị thường sẽ động viên bệnh nhân tập thể dục thường xuyên và thay đổi lối sống tích cực hơn,... Sau một thời gian, nếu kết quả không được khả quan thì bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với điều trị tâm lý để khắc phục vấn đề.

Với những trường hợp thường xuyên bị căng thẳng, bạn có thể đề phòng bệnh lý bằng việc thay đổi lối sống tích cực hơn, đơn giản hóa mọi thứ, ăn uống đầy đủ, sinh hoạt khoa học và tập thể dục đều đặn.

Thăm khám bác sĩ tâm lý từ sớm sẽ giúp bệnh lý được cải thiện tốt hơn

Thăm khám bác sĩ tâm lý từ sớm sẽ giúp bệnh lý được cải thiện tốt hơn

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh trầm cảm và cácbiểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹmà bài viết cập nhật cho bạn. Khi có biểu hiện nghi ngờ của chứng trầm cảm nhẹ thì bạn nên đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán và phác đồ điều trị sớm. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo và lựa chọn là chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đặt đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể được hỗ trợ tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map