Tin tức
Cây lu lu đực và công dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương hiệu quả
- 16/04/2024 |Cây dành dành núi - loại cây đặc biệt vừa làm cảnh vừa có thể chữa bệnh
- 16/04/2024 |Bất ngờ trước 10 lợi ích của cây khoai mỡ với sức khỏe
- 16/04/2024 |Cây khổ sâm chữa bệnh gì, dùng như thế nào?
1. Sơ lược cây lu lu đực
Cây lu lu đực còn được nhiều nơi gọi với cái tên quen thuộc khác là cây thù lù đực.
Đặc điểm tự nhiên
Lu lu đực thuộc loài thân thảo với chiều cao chỉ 30 - 100cm, thân phân thành nhiều cành, có thể nhẵn hoặc có lông. Lá cây dài 4 - 15cm, rộng 2 - 3cm, hình bầu dục hoặc trái xoan nhọn, cuống hơi thuôn, phiến hơi phân thùy. Hoa cây lu lu đực mọc thành tán ở cuống lá, màu trắng, kích thước nhỏ. Quả hình cầu, màu xanh nhạt khi còn non và chuyển sang màu tím đen khi chín. Bên trong quả có nhiều hạt dẹt hình thận, vị chua chua ngọt ngọt. Thời điểm cây ra hoa kết quả là mùa thu.
Cây lu lu đực thân thảo,nhiều cành, lá và nhiều quả, khi chín quả màu tím đen
Phân bố sinh thái
Cây lu lu đực mọc hoang trong tự nhiên. Ở châu Âu, cây phân bố nhiều ở Pháp, Ý. Còn ở châu Á, cây được tìm thấy rất nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cụ thể là ở các vùng núi phía Bắc, chúng ta dễ dàng bắt gặp loài cây này. Ngoài ra, có thể trồng lu lu đực trong vườn đất hoặc trồng trong chậu, thùng xốp.
Bộ phận sử dụng
Lá và cành non của lu lu đực được sử dụng như rau, có thể đem luộc chấm mắm, xào tỏi, xào thịt trâu hoặc nấu canh cá. Để làm thuốc thì dùng toàn cây tươi hay phơi/ sấy khô.
Thành phần hóa học
Hoạt chất chính trong cây lu lu đực là solanine - có nhiều nhất trong quả.
Người ta sử dụng toàn cây lu lu đực để chữa bệnh, còn cành lá non ăn như rau
2. Công dụng của cây lu lu đực
Trong Đông y, cây lu lu đực là thảo dược có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, có thể sử dụng để chữa bệnh bằng cách sắc uống hoặc đắp ngoài. Dưới đây là những công dụng cụ thể của cây dược liệu này.
Kháng khuẩn, làm lành vết thương
Thí nghiệm trên chuột bị viêmloét dạ dàycủa Khoa Hóa sinh, Đại học Madras, Tamil Nadu - Ấn Độ cho thấy chiết xuất từ cây lu lu đực có khả năng làm giảm các triệu chứng của vết viêm loét hiệu quả. Chiết xuất này hoạt động như mộtkháng sinh, giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời, làm vết loét mau lành.
Chữa các bệnh ngoài da
Các vấn đề ngoài da như ghẻ ngứa, viêm da,vảy nến, á sừng, nổi mẩn đỏ, lở loét,… có thể được cải thiện bằng cách dùng nước ép từ cây lu lu đực để bôi trực tiếp vào chỗ ngứa. Với cách này, bạn nên thực hiện kiên trì thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Cây lu lu đực có tác dụng chữa bệnh ngoài da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, lở loét,…
Điều trị phù nề, gan to
Cây lu lu đực có tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị chứng phù nề, gan to. Đây chính là kết quả nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu Nhật Bản. Cụ thể, chiết xuất ethanol trong cây lu lu đực là hoạt chất chính mang đến công dụng này.
Phòng ngừa và hỗ trợ điềutrị ung thư
Công dụng này của cây lu lu đực được thể hiện qua nghiên cứu của Phòng Khoa học Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Hoạt tính Sinh học trường Đại học Quốc gia Chonbuk - Hàn Quốc. Cụ thể, chiết xuất ethanol từ quả chín của cây lu lu đực có tác dụng như một chất oxy hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
Các công dụng khác
Ngoài các công dụng nổi bật nói trên thì cây lu lu được còn được biết đến với những công dụng sau.
- Thông tiểu tiện, chữa phù thũng.
- Trị bỏng.
- Trịtrĩ nội, trĩ ngoại.
3. Hướng dẫn sử dụng cây lu lu đực chữa bệnh
Giống như các cây dược liệu khác, khi sử dụng cây lu lu đực để chữa bệnh thì bạn cũng cần nắm được những nguyên tắc quan trọng.
Nguyên tắc chung
Lu lu đực có độc tính - nhất là trong quả xanh nên bạn tuyệt đối không ăn sống loài cây này. Khi được nấu chín thì độc tố trong cây cũng được giảm bớt, vì vậy, nếu ăn như rau thì bạn nên luộc/ xào chín và khi sơ chế thì cần loại bỏ 1 - 2 nước xanh đầu.
Bên cạnh đó, lu lu đực không thích hợp để sử dụng cho trẻ em hay phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu đang mắc bệnh và dùng thuốc điều trị, bạn cũng nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng cây lu lu đực để tránh tương tác thuốc. Tốt nhất là trao đổi với bác sĩ, thầy thuốc về tình trạng bệnh để được hướng dẫn phù hợp.
Không dùng cây lu lu đực cho phụ nữ mang thai
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến liều lượng sử dụng để hạn chế tác dụng phụ và rủi ro. Cụ thể, nếu để bôi ngoài da thì bạn nên dùng 30 - 60ml dịch ép/ ngày. Còn dùng để sắc uống để thông tiểu, bảo vệ gan thì nên dùng 200 - 250ml/ ngày.
Bài thuốc hay từ cây lu lu đực
Những bài thuốc hay từ cây lu lu đực nhiều người người áp dụng hiện nay bao gồm:
- Chữa bệnh ngoài da: Dùng 150g cây lu lu đực, bỏ quả, rửa sạch và ép lấy nước. Nước ép được dùng để bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Ngoải ra, bạn cũng có thể dùng 5kg lu lu đực tươi, bỏ rễ, bỏ quả, rửa sạch và đun sôi, lấy nước, bỏ bã. Phần nước lấy được tiếp tục đun nhiều giờ đến khi thành cao lỏng sền sệt, màu đen thì dừng. Khi da bị ngứa, mẩn đỏ, lở loét thì bôi cao vào để điều trị.
- Điều trị bệnh gan: Dùng 150g cây lu lu đực, bỏ quả, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước để uống. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần sẽ giúp giảm tình trạng phù nề, gan to. Hoặc bạn cũng có thể dùng dược liệu khô để sắc lấy nước và uống với liều lượng 200 - 250ml/ ngày, chia làm 2 - 3 lần.
Nội dung bài viết trên đây chắc hẳn giúp bạn hiểu hơn về cây lu lu đực, bao gồm công dụng và cách dùng. Mọi nhu cầu khám chữa bệnh, bạn hãy an tâm lựa chọn dịch vụ tạiHệ thống Y tế MEDLATEC. Để đăng ký lịch khám chữa bệnh nhanh chóng, quý khách có thể gọi đến hotline1900 56 56 56ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!