Tin tức
Cây mắt mèo và những công dụng chữa bệnh ít người biết đến
- 31/01/2024 |Cây quao - vị thuốc tự nhiên không phải ai cũng biết
- 01/02/2024 |Tìm hiểu về tác dụng trị bệnh của cây đậu chiều
- 02/02/2024 |Cây phèn trắng thảo dược tốt cho hệ tim mạch và tiêu hóa
1. Đặc điểm sinh học cây mắt mèo
Cây mắt mèo(Mucuna Pruriens) được trồng phổ biến ở các nước châu Á và châu Phi. Ở nước ta, loài cây này thường có ở đồng bằng các tỉnh phía Bắc và miền núi của miền Trung.
Quả của cây mắt mèo khi chín tách ra để lộ hạt bên trong
Thuộc giống bụi nêncây mắt mèothường cao khoảng 2 - 3 m. Lá cây màu xanh lục, hình bầu dục, mọc đối xứng. Hoa cây mắt mèo mọc thành chùm phía đầu cành, màu vàng cam.
Quả cây mắt mèo màu nâu, mọc thành chùm, hình bầu dục, tương đối dài, bên ngoài có lông, bên trong có hạt cứng và nhỏ. Đây cũng là nơi tập trung dược tính cao nhất của cây.
2. Thành phần hóa học và công dụng của cây mắt mèo
2.1. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chính của cây mắt mèo là levodopa. Đã có những công trình nghiên cứu cho thấy rằng hoạt chất này rất tốt trong điều trịbệnh Parkinson. Không những thế, cây mắt mèo còn chứa monosin - một loại axit amin là chất độc nguy hiểm với một vài loài động vật nhưng lại có thể chữa được nhiều bệnh lý.
2.2. Công dụng của cây mắt mèo đối với sức khỏe
Có thể khai thác nhiều bộ phận của cây mắt mèo làm dược liệu để chữa bệnh
Từ xa xưa, dược liệu cây mắt mèo đã được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh. Phần lá và rễ cây cũng có mặt trong nhiều bài thuốc đông y. Phần hạt thường được dùng để hãm trà, bào chế thành bột hoặc dạng viên nang để chữa bệnh.
Những công dụng củadược liệu cây mắt mèocó thể kể đến như:
- Hoạt chất levodopa giúp chữa bệnh Parkinson.
- Chữa trầm cảm, lo âu nhờ khả năng cải thiện nồng độ serotonin trong não.
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm, sưng đau ở khớp.
- Chữa ký sinh trùng: có thể chống lại các loại giun, sán,...
- Giảm đau, hạ sốt.
- Điều trị rối loạn cương dương, cải thiện chức năng sinh lý.
- Tăng cường hormone testosterone để cải thiện sinh lý nam.
- Cải thiện khả năng hoạt động của insulin để kiểm soát đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
- Bổ sung sắt để dự phòng và hỗ trợ điều trị thiếu máu.
- Chống oxy hóa giúp bảo vệ da trước tác động xấu từ gốc tự do.
- Làm mờ vết thâm, làm sáng và ngăn ngừa lão hóa cho da.
3. Mức độ an toàn của cây mắt mèo, cách dùng và tác dụng phụ cần lưu ý
3.1. Tính an toàn của dược liệu cây mắt mèo
Phần quả, lá, hoa và thâncây mắt mèođều có chữa độc tính, nếu lạm dụng có thể nguy hiểm đến sự sống. Vì thế, khi sử dụng dược liệu cây mắt mèo cần có ý kiến của thầy thuốc và dùng đúng liều lượng đã được chỉ định.
Riêng bột của hạt mắt mèo có thể dùng để uống 20 tuần vì tương đối an toàn. Nhiều bộ phận của cây có lông nên nếu dùng trực tiếp lên da có thể gây ngứa, dùng đường uống có thể không an toàn cho hệ hô hấp.
Trước khi sử dụng bài thuốc từ cây mắt mèo nên tham khảo ý kiến thầy thuốc đông y
Các trường hợp sau cần đặc biệt thận trọng khi dùngdược liệu cây mắt mèo:
- Thai phụ và người đang cho con bú: hiện chưa có thông tin khẳng định về độ an toàn của dược liệu này nên cần có chỉ định của thầy thuốc thì mới được dùng.
- Người bị bệnh tim mạch: levodopa trong cây mắt mèo có thể gây ảnh hưởng không tốt nên cần tránh sử dụng.
- Bệnh nhân tiểu đường: cây mắt mèo có thể làm giảm lượng đường huyết, thậm chí còn bị hạ đường huyết rất nhanh. Vì thế, trước khi dùng dược liệu này cần kiểm trachỉ số đường huyết.
- Người bị bệnh ung thư da ác tính: levodopa trong cây mắt mèo có thể được cơ thể sử dụng để tạo thành melanin. Đối với người bị u da ác tính thì điều này có thể khiến bệnh diễn tiến xấu đi. Vì thế, nếu da có dấu hiệu bất thường hay có tiền sử u da ác tính thì không nên dùng cây mắt mèo.
- Bị bệnh viêmloét dạ dày: levodopa từ cây mắt mèo có thể gâyxuất huyết tiêu hóanếu đang mắc bệnh viêm loét dạ dày.
- Bệnh nhân tâm thần: levodopa có trong cây mắt mèo cũng có nguy cơ khiến các triệu chứng của bệnh tâm thần trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trong phẫu thuật: do dược liệu cây mắt mèo có thể làm thay đổi chỉ số đường huyết nên cần dừng dùng trước phẫu thuật 2 tuần để tránh tình trạng không kiểm soát được đường huyết trong quá trình phẫu thuật.
3.2. Cách dùng dược liệu cây mắt mèo
Để khai thác và sử dụng dược liệucây mắt mèomột cách hiệu quả, bạn nên:
- Sắc phần lá và rễ cho đến khi chỉ còn lại chút nước mới chắt để chia thành nhiều lần uống. Vị của dược liệu này tương đối đắng nên nếu uống quá nhiều một lúc sẽ dễ bị khó chịu.
- Dùng phần rễ, lá khô hoặc hạt để ngâm với 2 lít rượu 40 độ trong vòng 1 tháng rồi lấy ra dùng cũng là một cách được nhiều người thực hiện và có hiệu quả khá tốt.
- Nếu dùng hạt mắt mèo tốt nhất nên nướng chín rồi tán thành bột mịn, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
3.2. Tác dụng phụ cần thận trọng
Trong quá trình dùngcây mắt mèođể chữa bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: tăngnhịp tim, nhức đầu, ngứa, sưng nóng, rối loạn tâm thần,... Thường gặp nhất là tình trạng chướng bụng vàbuồn nôn. Các triệu chứng nôn,mất ngủ, bất thường về cử động cơ thể có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
Dược liệu cây mắt mèo tương đối dễ tìm thấy ngoài tự nhiên và cũng được bán nhiều ở các hiệu thuốc đông y. Tuy nhiên, để chọn mua được dược liệu tốt, tránh nguồn pha tạp và tránh được tình trạng dùng sai cách, không gặp phải độc tính; thì tốt nhất nên mua ở nơi uy tín và có sự tư vấn về liều lượng, cách dùng của thầy thuốc giỏi về chuyên môn.
Quý khách hàng có nhu cầu thămkhám sức khỏecùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATECcó thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài1900 56 56 56để được tư vấn cách thức đặt lịch nhanh chóng, chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!