Tin tức

Cây răng cưa - dược liệu tự nhiên dễ kiếm và các bài thuốc tốt cho sức khỏe

Ngày 09/01/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cây răng cưa (cây chó đẻ) là một loại thảo dược được ưa chuộng trong y học. Bài viết sau sẽ thông tin tới bạn đọc những công dụng và các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ dược liệu tự nhiên này.

1. Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của cây răng cưa

Cây răng cưathuộc dòng thân thảo, họ thầu dầu Euphorbiaceae, cao khoảng 20 - 30cm, nếu phát triển tối đa có cây sẽ cao đến 70cm. Thân cây răng cưa có thể màu xanh hoặc hồng đỏ, xốp ở giữa. Lá cây răng cưa rất nhỏ, hình bầu dục, mọc so le thành 2 hàng chạy dọc hết cành. Các cành lá thường mọc so le.

Lá cây răng cưa dày, mọc so le với nhau

Lá cây răng cưa dày, mọc so le với nhau

Dân gian nhiều người quen gọi cây răng cưa là cây chó đẻ vì nhiều người thấy sau khi đẻ xong, loài chó hay đi ăn cây này. Một tên gọi khác cũng được nhiều người nhắc đến là diệp hạ châu vì cây có các hạt nhỏ và tròn nằm bên dưới cành.

Có thể tìm thấy cây răng cưa ở nhiều vùng trên khắp đất nước vì đây là cây mọc dại. Do có nhiều công dụng chữa bệnh nên hiện nay, nhiều vùng đã trồng cây răng cưa để làm dược liệu cung cấp cho ngành dược phẩm.

2. Các thành phần hóa học của cây răng cưa

Sở dĩcây răng cưacó mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh là vì nó chứa nhiều thành phần hoạt chất như: alcaloid phyllanthin, flavonoid, niranthin, hypophyllanthin, phylteralin,... Đặc biệt, chất Phyllanthus trong dược liệu này có thể ức chế HBV qua cơ chế ức chế enzym ADN polymerase của virus HBV, kết quả là làm giảm chỉ số Anti- HBs và HbsAg.

3. Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây răng cưa

3.1. Công dụng chữa bệnh của cây răng cưa

Báo cáo được đăng trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cho biết: tiến hành thử nghiệm dùng cây răng cưa để điều trị cho 37 người bị viêm gan B thì sau 1 tháng điều trị, có 22/37 người cho kết quả xét nghiệm âm tính với virusviêm gan B.

Đã có nhiều nghiên cứu của y học hiện đại về tác dụng củacây răng cưađối với bệnh lý gan mật. Theo đó, dùng liều 900mg/ngày, sau 1 tháng, có thể giảm 50% lượng virus viêm gan B trong máu.

Y học cổ truyền quan niệm, cây răng cưa hơi ngọt và lẫn vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, sát trùng, lợi tiểu. Đặc biệt, đây còn là dược liệu có thể chữa các bệnh lý ngoài da, bệnh gan, viêm ruột, tiểu đường, viêm phụ khoa,... Nhiều người còn dùng dược liệu tự nhiên này để giải độc khi bị rắn cắn, trịmụn nhọt.

Có thể dùng cây răng cưa làm dược liệu chữa bệnh phụ khoa

Có thể dùng cây răng cưa làm dược liệu chữa bệnh phụ khoa

3.2. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây răng cưa

Dược liệucây răng cưađược dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả, các bài thuốc sẽ kết hợp dược liệu này với các vị thuốc khác.

- Bài thuốc chữa viêm gan vàng da

+ Thành phần: 16g nhân trần, 12g chí tử, 12g mã đề, 40g răng cưa.

+ Cách dùng: sắc toàn bộ dược liệu để lấy nước uống, duy trì liên tục trong 1 tháng.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đau

+ Thành phần: 1 chút muối và 1 nắm lá cây răng cưa.

+ Cách dùng: giã nhuyễn lá răng cưa đã được rửa sạch với chút muối rồi thêm ít nước sôi vào, chắt lấy phần nước cốt để uống còn phần bã đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt.

- Bài thuốc chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

+ Thành phần: 1 nắm lá cây răng cưa.

+ Cách dùng: lá răng cưa sau khi đã được rửa sạch hãy đem giã nhuyễn rồi vắt lấy phần nước cốt bôi vào lưỡi của trẻ.

- Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng

+ Thành phần: 100g cây răng cưa đã được sao vàng.

+ Cách dùng: đem dược liệu đã được làm sạch sắc cùng nước cho đến khi cô đặc lại thì chắt ra pha cùng chút đường để uống. Duy trì như vậy 40 ngày liên tục, chú ý trong thời gian này chế độ ăn cần tăng đạm và hạn chế muối.

- Bài thuốc chữa ứ huyết hậu sản

+ Thành phần: 8 - 16g cây răng cưa.

+ Cách dùng: rửa sạch dược liệu cây răng cưa để sắc lấy nước uống.

- Cầm máu chovết thươngnhỏ

Cách làm đơn giản nhất là lấy 1 nắm lá cây răng cưa đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng chút muối sau đó đắp trực tiếp lên vết thương.

- Bài thuốc chữabệnh chàmmạn tính

Dùng 1 nắm lá cây răng cưa đem giã nhuyễn hoặc vò nát rồi thoa khắp vùng da bị chàm. Làm như vậy cho đến khi các dấu hiệu chàm trên da không còn nữa.

Cây răng cưa được phơi khô để dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Cây răng cưa được phơi khô để dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

- Chữa sốt rét

+ Thành phần: 4g mỗi vị: dây cóc, ô mai, bình lang; 10g mỗi vị: dây gắm, thường sơn, lá mãng cầu ta tươi, dây hà thụ ô, thảo quả; 8g cây răng cưa.

+ Cách dùng: sắc toàn bộ dược liệu với 600ml nước đến khi cô lại còn khoảng 1/3 lượng nước thì chắt lấy phần nước để chia thành 2 lần uống trước khi lên cơn sốt.

- Bài thuốc chữasỏi thận

+ Thành phần: 24g cây răng cưa.

+ Cách dùng: sắc dược liệu lấy nước uống. Trường hợp bị đầy bụng thì nên thêm trần bì hoặc gừng tươi vào. Đến khi sỏi thận đã ổn định thì cách vài tuần nên sắc nước cây răng cưa uống trong khoảng 30 ngày với liều 8 - 10g/ngày.

- Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi

+ Thành phần: 8g hậu phác, 4g vỏ bưởi sao khô, 12g thổ phục linh, 16g nhân trần, 16g cây răng cưa.

+ Cách dùng: sắc toàn bộ dược liệu này lấy nước để chia thành 3 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn. Thổ phục linh, cây răng cưa và nhân trần kết hợp với nhau có thể giải độc và ức chế virus gây bệnh. Hậu phác, vỏ bưởi có tác dụng kiện tỳ, hãm tính lạnh của nhân trần và cây răng cưa.

4. Lưu ý khi dùng dược liệu răng cưa để chữa bệnh

Cây răng cưalà dược liệu dễ kiếm, tương đối an toàn và đa công dụng nhưng trong khi dùng cần lưu ý:

- Không sử dụng với liều lượng lớn nếu không được sự đồng ý từ thầy thuốc có chuyên môn.

- Tuyệt đối không dùng cây răng cưa để chữa bệnh cho thai phụ.

- Người thân hàn không dùng cây răng cưa trong thời gian dài vì có thể gây ức chế khả năng sinh nhiệt của cơ thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông tin vềdược liệu cây răng cưatrên đây được cung cấp với mục đích tham khảo, hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm về công dụng của thảo dược tự nhiên này. Để khai thác, sử dụng dược liệu hiệu quả trong điều trị bệnh lý, người bệnh nên tham vấn ý kiến thầy thuốc có chuyên môn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map