Tin tức
Cha mẹ nên biết: trẻ thở rít là bị làm sao và xử lý thế nào?
- 12/10/2023 |Trẻ sơ sinh đầu dài là do đâu, có phải là tình trạng bất thường không?
- 12/10/2023 |Cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi
- 13/10/2023 |Trẻ sơ sinh bị sụt cân sinh lý, cha mẹ nên biết để tránh hoang mang
1. Như thế nào là thở rít?
Thở rítlà tiếng thở phát ra âm thanh có âm sắc cao khi trẻ hít vào, đôi khi có thể xuất hiện ở thì thở ra của trẻ. Sự xuất hiện của âm thanh này là kết quả của sự tắc nghẽn, thu hẹp đường hô hấp trên. Tùy vào vị trí tắc nghẽn mà âm sắc của tiếng thở rít của mỗi trẻ sẽ khác nhau.
Ngoài ra, khi bị thở rít trẻ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng: ho khan, khàn tiếng, đau họng, sốt, khó nuốt, thở rên, thở nhanh, khi thở cánh mũi phập phồng, chảy nước miếng,...
Mô phỏng nguyên nhân gây thở rít ở trẻ
2. Nguyên nhân khiến cho trẻ thở rít là gì?
Một trong những lý do khiếntrẻ thở rítlà do cấu trúc đường thở bất thường. Ngoài ra, một số bệnh lý sau cũng có thể là nguyên nhân gây thở rít ở trẻ:
2.1. Mềm sụn thanh quản
Khi thượng thanh môn trong thanh quản bị xẹp và mềm sẽ khiến cho một phần đường thở tắc nghẽn và sinh ra tiếng thở rít cùng với các hiện tượng ngưng thở đột ngột trong vài giây, ho, sặc, khó nuốt, nôn,...
Đây không phải là tình trạng nguy hiểm vì hầu hết trường hợp đều có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật và hồi phục tốt.
Mềm sụn thanh quản là bệnh lý phổ biến khiến trẻ thở rít
2.2. Bướu máu hạ thanh môn
Bướu máu hạ thanh môn là tình trạng tăng sinh mạch máu và hình thành bướu máu làm cho đường thở bị tắc nghẽn. Giai đoạn đầu sau sinh trẻ có thể gặp tình trạng này và tăng kích thước lớn nhất khi trẻ ở độ tuổi 6 - 10 tháng.
Sau khi trẻ được 1 tuổi, quá trình thoái hóa tự nhiên sẽ khiến bướu máu hạ thanh môn dần dần biết mất, ít trường hợp cần điều trị.
2.3. Vòng mạch máu
Vòng mạch máu có thể là nguyên nhân khiếntrẻ thở rít. Hiểu đơn giản thì vòng mạch máu chính là hiện tượng tĩnh mạch hoặc động mạch đè ép lên và tạo thành vòng quanh khí quản. Đây là một loại dị tật bẩm sinh, hiếm gặp nhưng tính chất nguy hiểm cao vì có thể gây ngưng thở đột ngột. Trẻ cần được phát hiện dị tật để phẫu thuật càng sớm càng tốt.
2.4. Hẹp hạ thanh môn
Thanh môn là phần thanh quản nằm dưới dây thanh âm. Bệnh hẹp hạ thanh môn dùng để chỉ tình trạng phần thanh môn bị hẹp. Đây là bệnh bẩm sinh nhưng thường vài tháng sau sinh mới xuất hiện triệu chứng nên không được chẩn đoán ngay khi trẻ chào đời.
Khi có điều kiện thuận lợi như sự xâm nhập của virus, thay đổi thời tiết, đường thở bị kích thích thì triệu chứng thở rít do hẹp hạ thanh môn mới khởi phát. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể tự biến mất, chỉ khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng mới cần can thiệp phẫu thuật.
2.5. Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, nếu không được điều trị sớm khiếnđường thở bị phù nề, trẻ thở rít, ho, sốt,... Tác nhân chính gây bệnh là virus, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi 6 tháng - 6 tuổi.
2.6. Viêm thanh thiệt
Thanh nhiệt (nắp thanh môn) bị viêm dovi khuẩnkhiến cho bộ phận này bị phù nề và tắc nghẽn. Do cấu trúc sụn đàn hồi có tác dụng ngăn không cho thức ăn không đi vào khí quản nên viêm thanh nhiệt viêm nhiễm có thể khiến cho trẻ bị thở rít vì đường thở bị tắc nghẽn.
Trẻ thở rít cũng có thể bị bệnh viêm thanh nhiệt
2.7. Viêm phế quản
Tác nhân chính gây nên bệnhviêm phế quảnlà virus hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, các tác động từ môi trường sống như khói bụi, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa,... cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ bị viêm phế quảnthường không có triệu chứng điển hình mà hay gặp các triệu chứng chung của các bệnh lý đường hô hấp như: khó thở, bú khó, thở rít, đau ngực, nôn,...
2.8. Viêm amidan
Amidan có vai trò là cửa ngõ bảo vệ cho hệ hô hấp không bị tác nhân gây hại tấn công. Tuy nhiên, khi có quá nhiều virus, vi khuẩn tấn công hay hệ miễn dịch suy yếu thì amidan không thể thực hiện tốt chức năng của mình và bị viêm nhiễm. Trẻ bị sưng viêm amidan thường có triệu chứng đau họng, thở rít, ngủ ngáy, khó nuốt,...
3. Xử trí khi trẻ bị thở rít
Trẻ thở rít sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên quá trình thăm khám lâm sàng và các kiểm tra cận lâm sàng cần thiết giúp xác định nguyên nhân như:
- Nội soi phế quản: bác sĩ sử dụng ống soi phế quản để quan sát hình ảnh đường thở nhằm xác định có hay không sự có mặt của bệnh lý bẩm sinh ở khu vực này.
- Chụp X-quang cổ và ngực.
- Xét nghiệm máu tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.
Khi phát hiện trẻ thở rít cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ Nhi khoa để được chẩn đoán đúng
Sau khi đã xác định đượcnguyên nhân khiến trẻ thở rítvà đánh giá được mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp bệnh lý gây nên hiện tượng thở rít ở trẻ đều có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Nếu mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để dùng thuốc, theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.
Thông thường, các trường hợp thở rít ở mức độ nhẹ và có dấu hiệu nhiễm khuẩn sẽ được điều trịkháng sinh. Trẻ thở rít mức độ nặng sẽ được điều trị kết hợp giữa kháng sinh đường uống, truyền dịch và hỗ trợ oxy. Nếu thở rít xuất phát từ hẹp khí quản, có dị vật hay khối u đường thở, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.
Nếu phát hiệntrẻ thở rítvà chưa biết nên xử trí thế nào để đảm bảo an toàn, quý khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài1900 56 56 56hoặc đưa trẻ đến trực tiếp Chuyên khoa Nhi -Bệnh viện Đa khoa MEDLATECđể được thăm khám và hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!