Tin tức
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ đau bụng về đêm?
- 26/01/2024 |Trẻ bị viêm ruột có nên uống sữa không?
- 26/01/2024 |Trẻ bị trào ngược dạ dày uống Motilium có hiệu quả không?
- 31/01/2024 |Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có bất thường không?
- 31/01/2024 |Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài - Mẹ cần làm gì?
- 01/02/2024 |Vì sao trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày - Bố mẹ nên làm gì?
1. Vì sao trẻ đau bụng về đêm?
Trẻđau bụngvề đêmlà triệu chứng bất thường cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm được nguyên nhân gây đau bụng đêm ở trẻ nhỏ, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe của bé, ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Vì sao trẻ đau bụng về đêm là thắc mắc của nhiều phụ huynh
Hiện tượng đau bụng đêm ở trẻ xảy ra do hai nguyên nhân chính, đó là do sinh lý hoặc do bệnh lý.
1.1. Do nguyên nhân sinh lý
Đa phần trẻ bị đau bụng đêm thường dongộ độc thực phẩm. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng đặc trưng của trẻ ngộ độc thực phẩm là: cơn đau bụng đêm xuất hiện bất ngờ, trẻ có dấu hiệu nôn mửa,tiêu chảy,… Bên cạnh đó, một số bệnh nhi còn sốt khá cao, tình trạng này chủ yếu xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi. Khi phát hiện con bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để cấp cứu, xử lý kịp thời.
Hiện tượngtrẻ đau bụng về đêmcòn có thể xảy ra do cơ thể của bé dị ứng với gluten - dạng protein thường có trong lúa mạch hoặc lúa mì. Khi dị ứng gluten, bệnh nhi phải trải qua cơn đau bụng đêm cực kỳ khó chịu, kèm theo đó là tình trạng đầy hơi, cơ thể uể oải,mệt mỏi,…
Chứng đầy hơi hoặc hiện tượng mô bị kéo/căng trong khi nằm ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị đau bụng vào ban đêm. Cha mẹ nên chú ý theo dõi và tìm cách xử lý để con ngủ ngon giấc, không cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
1.2. Do nguyên nhân bệnh lý
Trên thực tế, triệu chứng đau bụng về đêm ở trẻ nhỏ là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan tới tiêu hóa. Nếu cha mẹ không phát hiện và cho bé đi điều trị sớm, sức khỏe của con sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Thông thường,trẻ đau bụng về đêmlà dotáo bón, tình trạng này xảy ra do đại tràng tích tụ quá nhiều chất thải. Sau một thời gian, dạ dày có dấu hiệu căng trướng, ruột bị tắc và khiến trẻ đau bụng, cơn đau xuất hiện chủ yếu vào ban đêm.
Táo bón là một nguyên nhân khiến trẻ đau bụng về đêm
Loét đường tiêu hóa là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, bệnh xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn HP vào hệ tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng của bệnh loét đường tiêu hóa đó là nóng rát bụng. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng vào ban đêm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bệnh nhi.
Một số trường hợp đau bụng đêm được chẩn đoán do mắc hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh tình trạngtrẻ đau bụng về đêm, các bé còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác, ví dụ như: ợ hơi hoặc đầy bụng sau khi ăn no.
Các bệnh lý khác liên quan tới đường tiêu hóa có thể gây triệu chứng đau bụng đêm ở trẻ nhỏ là: trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày ruột,… Thậm chí, nhiều bệnh nhi bị đau bụng đêm do sỏi mật hoặc sỏi thận.
2. Trẻ đau bụng về đêm có phải vấn đề đáng lo ngại không?
Các bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng liệu hiện tượngtrẻ đau bụng về đêmcó đáng lo ngại không? Tốt nhất cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con bị đau bụng về đêm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Nếu trẻ bị đau bụng nhiều lần trong tuần, chúng ta cần đưa bé đi khám tại các trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt, khi trẻ vừa bị đau bụng đêm, vừa có các triệu chứng đi kèm như: nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị, tránh các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Chúng ta không nên chủ quan nếu trẻ thường xuyên đau bụng đêm
3. Cách xử trí khi trẻ đau bụng về đêm
Khitrẻ đau bụng về đêm, cha mẹ thường tỏ ra lo lắng, sốt ruột. Tuy nhiên, trong tình huống này bạn nên giữ tâm lý bình tĩnh để xử trí, giúp xoa dịu cơn đau cho con. Nếu cơn đau xuất hiện nhất thời, cha mẹ có thể cho bé chườm ấm để giảm đau, giúp bé dễ ngủ hơn.
Trong trường hợp cơn đau xuất hiện dữ dội và có nhiều triệu chứng đi kèm, cha mẹ không nên chủ quan, tự xử lý tại nhà. Lúc này, chúng ta nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng đêm, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Để đưa ra kết luận, bác sĩ thường sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT ổ bụng, chụp X - quang hoặcsiêu âmổ bụng. Ngoài ra,kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm phân cũng được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhi.
Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn xảy ra.
Cha mẹ nên chú ý theo dõi các triệu chứng bất thường của con, không cho con uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Khitrẻ đau bụng về đêm, cha mẹ có thể đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị. MEDLATEC là đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm và là nơi quy tụ của nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi có chuyên môn vững vàng.
MEDLATEC được đánh giá rất cao về chất lượng cơ sở vật chất, cụ thể:
- Các máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp X - quang, máy siêu âm,nội soi, máychụp CT, MRI,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức hoặc Thụy Sỹ.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ).
Cha mẹ nếu muốn đặt lịch khám cho trẻ tại MEDLATEC, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên hỗ trợ.
MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị các vấn đề tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Chắc hẳn với những chia sẻ trên, cha mẹ đã nắm được một số nguyên nhân khiếntrẻ đau bụng về đêmvà cách xử trí khi con gặp tình trạng này. Nếu bé thường xuyên bị đau bụng đêm, cha mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Cha mẹ nếu muốn đặt lịch khám cho trẻ tạiMEDLATEC, vui lòng liên lạc tổng đài1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!