Tin tức

Chỉ số Triglyceride là gì và biện pháp kiểm soát ổn định Triglyceride

Ngày 24/04/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Chỉ số Triglyceride tăng cao có thể cảnh báo nhiều bệnh lý như: tiểu đường type 2, viêm tụy, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu,... Cụ thể, chỉ số Triglyceride là gì, câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung được MEDLATEC chia sẻ sau đây.

1. Chỉ số Triglyceride là gì, có ý nghĩa như thế nào?

Triglyceridelà chất béo trung tính có trong mỡ động vật và dầu thực vật. Chất béo này dự trữ trong tế bào mỡ sau đó tạo năng lượng để nuôi tế bào. Gia tăng chất béo dự trữ sẽ ngày càng cao khi mức calo nạp vào hơn năng lượng bị đốt cháy từ đó làm tăng tích lũy chất béo trong máu và nguy cơ đối với các bệnh về tim.

Bình thường,chỉ số Triglyceridetrong khoảng 0.46 - 1.59 mmol/L (<150 mg/dL). Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ có căn cứ để chẩn đoán bệnh lý mạch máu và tim.

Chỉ số Triglyceride giúp bác sĩ có căn cứ để chẩn đoán bệnh lý về tim và mỡ máu

Chỉ số Triglyceride giúp bác sĩ có căn cứ để chẩn đoán bệnh lý về tim vàmỡ máu

2. Mục đích xét nghiệm Triglyceride

2.1. Khi nào nên làm xét nghiệm Triglyceride?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người trên 20 tuổi nên xét nghiệm chỉ số Triglyceride định kỳ 4 - 6 năm/lần. Trẻ em 9 - 11 tuổi và 17 - 21 tuổi cũng nên làm xét nghiệm Triglyceride 1 lần. Bên cạnh đó, dựa trên thực trạng sức khỏe cá nhân, tùy từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra đề nghị thực hiện xét nghiệm này với tần suất thường xuyên hơn..

2.2. Kết quả xét nghiệm Triglyceride chẩn đoán bệnh gì?

Hàng ngày, trong lượng thực phẩm mà cơ thể nạp vào, có đến 95% tổng lượng chất béo là chất béo trung tính. Do đó, xét nghiệm Triglyceride rất cần để:

- Đánh giá nguy cơ đối với bệnh tim mạch,tiểu đường, rối loạn mỡ máu,...

- Có biện pháp thay đổi lối sống theo hướng tích cực, giúp kiểm soát chỉ số Triglyceride.

- Phòng ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng do rối loạn mỡ máu.

Vậy, ý nghĩa của kết quả từ xét nghiệmchỉ số Triglyceride là gì? Thông qua kết quả này, bác sĩ sẽ có chẩn đoán về:

- Rối loạn mỡ máu

Cùng với các chỉ số về cholesterol toàn phần, LDL, HDL, chỉ số Triglyceride máu sẽ là căn cứ để bác sĩ đưa ra đánh giá tổng quát về tình trạng mỡ máu của người bệnh. Nếu có quá nhiều Triglyceride bám vào thành mạch sẽ tạo nên các mảng xơ vữa ở động mạch khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở. Tăng quá mức Triglyceride chính là yếu tố nguy cơ cao vềđột quỵ,nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,gan nhiễm mỡ, mỡ máu,...

- Cao huyết áp

Quá nhiều Triglyceride bám trong lòng mạch máu sẽ làm cản trở lưu thông máu, gây chít hẹp, gia tăng áp lực cho thành mạch. Kết quả chính là bệnhcao huyết áp.

- Viêm tụy

Dấu hiệu viêm tụy thể hiện ởchỉ số Triglyceride là gì? Đó chính là kết quả xét nghiệm Triglyceride >1000 mg/dL. Bệnh lý này thường gặp ở người bịsỏi mật, nghiện rượu,... Khi Triglyceride máu tăng sẽ làm xuất hiện chylomicrons trong mao mạch, làm tắc nghẽn mao mạch tụy, gây thiếu máu, toan hóa máu, hoại tử tụy. Đặc biệt Triglyceride > 20 mmol/l sẽ gâyviêm tụy cấp.

- Gan nhiễm mỡ

Triglyceride sinh ra từ quá trình tổng hợp của gan và thực phẩm dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tăng quá nhiều Triglyceride sẽ gây nhiễm mỡ gan.

- Bệnh mạch vành

Người bị tăng Triglyceride cũng có nguy cơ bịbệnh động mạch vànhdẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Mô phỏng giúp hình dung chỉ số Triglyceride là gì

Mô phỏng giúp hình dung chỉ số Triglyceride là gì

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Triglyceride

Bên cạnh mối quan tâm về ý nghĩa củachỉ số Triglyceride là gìthì người bệnh cũng nên chú ý đến các yếu tố tác động đến sự thay đổi chỉ số này để có được kết quả xét nghiệm chính xác:

- Thức ăn

Trước khi làm xét nghiệm Triglyceride máu 8 - 12 giờ nên nhịn ăn và dừng uống bia trước đó 24 giờ vì đây chính là yếu tố dễ khiến cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

- Thuốc

Sử dụng một số loại thuốc như: metformin, dextrothyroxine, corticosteroid, lợi tiểu, tránh thai,... có thể ảnh hưởng đến kết quả Triglyceride.

- Độ tuổi

Khoảng tham chiếu chỉ số Triglyceride ở mỗi độ tuổi không giống nhau nên khi làm xét nghiệm, người bệnh cần cung cấp thông tin về độ tuổi để bác sĩ được biết.

- Địa chỉ làm xét nghiệm

Các yếu tố về hóa chất, sinh phẩm, máy móc xét nghiệm,... ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉ số Triglyceride. Vì thế, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ uy tín về các yếu tố này để yên tâm kết quả mỡ máu chính xác.

Ngoài những yếu tố trên đây thì chỉ số Triglyceride cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từhội chứng thận hư, béo phì, di truyền, cường giáp, mang thai,...

3. Nguy cơ biến chứng khi tăng chỉ số Triglyceride

Chỉ số Triglyceride tăng cao khiến cho thành động mạch bị dày lên. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ mắc các bệnh lý về tim, viêm tụy. Không những thế, tăng chất béo trung tính còn được xem là dấu hiệu hội chứng chuyển hóa và béo phì cùng một số nguy cơ biến chứng như:

- Tiền tiểu đường, tiểu đường type 2.

-Suy giáp.

- Bệnh lý di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa chất béo.

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với kiểm soát chỉ số Triglyceride

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với kiểm soát chỉ số Triglyceride

4. Biện pháp hỗ trợ kiểm soát chỉ số Triglyceride

Nếu đã biết yếu tố ảnh hưởng đếnchỉ số Triglyceride là gìthì bạn có thể chủ động kiểm soát nguy cơ tăng chỉ số này bằng cách:
- Cải thiện chế độ ăn uống

Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên hạn chế dung nạp chất béo hydro hóa, chất béo không bão hòa, carbohydrate tinh chế có trong các loại đồ ăn nhiều đường, mỡ động vật, thịt đỏ, đồ ăn nhanh,... Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung thực phẩm ít đường như các loại đậu, gạo lứt, ngũ cốc,... và ăn nhiều cá giàu omega-3.

- Tập luyện thể thao

Tham gia hoạt động thể thao một cách đều đặn với các bộ môn vừa sức như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,... sẽ giúp giải phóng chất béo trung tính tốt hơn.

- Hình thành thói quen tốt

Nên thay đổi, hình thành thói quen không dùng đồ uống chứa cồn, không hút thuốc lá, hạn chế dùng chất kích thích.

Những thông tin đã được chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp quý khách hiểu đượcchỉ số Triglyceride là gìtrongxét nghiệm máuđể chủ động kiểm tra định kỳ, phát hiện kịp thời các bất thường về mỡ máu, tránh được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ đặt lịchxét nghiệm Triglyceridevới dịch vụ xét nghiệm tận nơi có thể gọi đến tổng đài củaHệ thống Y tế MEDLATEC:1900 56 56 56để được tư vấn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map