Tin tức
Chụp MRI vùng chậu: 4 lưu ý bệnh nhân cần biết
- 04/11/2021 |Biện pháp để điều trị viêm vùng chậu cho nữ giới là gì
- 09/01/2022 |Những dấu hiệu viêm vùng chậu chị em phụ nữ tuyệt đối không nên bỏ qua
- 15/02/2023 |Vai trò của chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tiêm thuốc đối quang từ
Thế nào là chụp MRI vùng chậu?
Phát hiện tổn thương vòi trứng khi chụp MRI vùng chậu tại MEDLATEC
Chụp MRI vùng chậu là kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng radio để chụp hình ảnh bên trong khung chậu mà không cần xâm lấn. Chụp MRI vùng chậu giúp bác sĩ nhìn rõ hình ảnh của xương, mạch máu, cơ quan sinh sản, đại tràng,... Từ đó bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn tại vùng chậu hoặc di căn doung thưcho bệnh nhân chính xác nhất.
Chụp MRI vùng chậu là phương pháp an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân bởi phương pháp này không dùng tia bức xạ như chụp CT hay X-quang. Cho nên kỹ thuật này là phương pháp thay thế an toàn cho nhiều đối tượng trong đó có cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Khi nào cần chụp MRI vùng chậu?
Đau bụng hạ vị là chỉ định thường gặp trong Chụp MRI vùng chậu
Đối với cả nam và nữ khi mắc các bệnh lý liên quan đến vùng chậu thì tuỳ tình trạng sẽ được bác sĩ chỉ địnhchụp MRI vùng chậu. Cụ thể như:
- Đối với nữ khi gặp tình trạng bệnh lý như:
- Chảy máu âm đạo, âm đạo khô.
- Đau hông hoặc đau bụng dưới không rõ nguyên nhân.
- Có khối u bên trong xương chậu hoặc u xơ,...
- Đối với nam nếu gặp tình trạng như:
- Có u cục ở bìu hoặc xung quanh bìu.
- Tinh hoàn không tụt xuống bìu.
- Sưng nề xung quanh bìu hoặc tinh hoàn.
- Đối với cả hai giới khi gặp các triệu chứng như:
- Đại tiện hoặc tiểu tiện khó không rõ lý do.
- Có dị tật bẩm sinh khu vực vùng chậu.
- Thường xuyên đau vùng bụng dưới.
- Có kết quả chụp X quang bất thường.
- Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư cơ quan sinh sản, đại tràng,...
Đối tượng dễ gặp rủi ro khi chụp MRI vùng chậu
Nếu bạn từng phản ứng thuốc cản quang hãy nói rõ với bác sĩ trước khi chụp
Khichụp cộng hưởng từ(MRI) vùng chậu vẫn xảy ra một số rủi ro nhất định. Bởi máy cộng hưởng từ giống như một viên nam châm có lực hút rất lớn sẽ làm di chuyển hoặc lệch vị trí của những bộ phận cấy ghép chứa kim loại trong cơ thể. Cho nên bạn cần lưu ý nói rõ với bác sĩ trước khichụp MRI vùng chậukhi nằm trong các trường hợp sau:
- Trong cơ thể chứa viên đạn hoặc các mảnh kim loại
- Thay khớp nhân tạo
- Van tim nhân tạo
- Ốc vít hoặc tấm kim loại từ phẫu thuật chỉnh hình
- Clip kim loại trong phẫu thuật phình động mạch
Ngoài ra, khi chụp MRI bệnh nhân cần phải nằm 1 mình trong máy một thời gian và làm theo hướng dẫn của bác sĩ theo hiệu lệnh từ xa. Nếu bạn bị chứng sợ hãi khi ở một mình thì hãy nói với bác sĩ để có thể uống thuốc chống lo âu.
Nhiều bệnh nhân bị dị ứng nhẹ với thuốc đối quang từ (loại thuốc tiêm được dùng chỉ định trước khi chụp MRI cho trường hợp cần thiết). Phụ nữ không nên cho con bú trong vòng 24-48h sau khi tiêm thuốc đối quang từ.
Quy trình chụp MRI vùng chậu diễn ra thế nào?
Trước khi chụp MRI vùng chậu
Trước khi chụp MRI vùng chậu, bạn hãy nói rõ với bác sĩ nếu trong cơ thể đang có chứa mảnh kim loại hoặc đã thay bộ phận nào đó trên cơ thể để bác sĩ có phương pháp chụp an toàn cho bạn.
Bạn hãy tuân thủ quy định chụp MRI theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ, loại bỏ hết tất cả mọi thứ có thành phần kim loại ra khỏi cơ thể bạn. Các đồ vật giá trị như: đồng hồ, điện thoại, máy tính, nhẫn, …. bạn có thể gửi trong tủ đồ có khoá.
Một vài trường hợp cần nhịn ăn từ 4-6h trước khi chụp MRI vùng chậu. Phụ nữ thì có thể phải uống nhiều nước hơn để làm căngbàng quang. Nếu bạn được bác sĩ khuyến cáo thì hãy tuân thủ để hình ảnh chẩn đoán đạt kết quả tốt.
Nếu bạn cần phải tiêm thuốc cản quang, thì bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ tiêm cho bạn theo đường tĩnh mạch. Bạn cần đợi một lúc cho thuốc lưu thông trong cơ thể trước khi tiến hành chụp.
Bệnh nhân nằm một mình trong máy MRI khi chụp
Trong khi chụp MRI vùng chậu
Bệnh nhân sẽ nằm ngửa trên chiếc bàn trượt giống như một chiếc giường cơ động, sau đó giường từ từ di chuyển đưa bạn vào bên trong máy cộng hưởng từ. Bệnh nhân có thể đắp chăn hoặc kê gối để cảm thấy thoải mái hơn khi chụp.
Kỹ thuật viên có thể đặt một vài cuộn dây nhỏ xung quanh vùng xương chậu để thu được hình ảnh rõ nét hơn. Nhiều trường hợp cần đặt cuộn dây bên trong trực tràng để bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng vùng trực tràng.
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ ngồi ở phòng khác theo dõi quá trình chụp và giao tiếp với bệnh nhân thông qua micro.
Máy MRI chụp sẽ phát ra âm thanh lớn khó chịu, bạn có thể đeo nút tai hoặc nhiều cơ sở có tai nghe nhạc giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn lúc chụp.
Thời gian chụp MRI vùng chậu thường sẽ kéo dài trung bình từ 20-40 phút. Trong khi chụp có vài thời điểm bạn cần nín thở vài giây theo hiệu lệnh của kỹ thuật viên.
Sau khi chụp
Sau khi chụp xong bạn có thể ra ngoài phòng chờ để đợi kết quả hoặc sẽ được hẹn thời gian quay lại lấy kết quả. Bạn có thể ăn uống và hoạt động bình thường nếu bác sĩ không chỉ định xét nghiệm gì thêm.
Trường hợp bạn dùngthuốc an thầnthì cần có người nhà đi cùng, khi nào thuốc hết tác dụng mới làm việc hoặc sinh hoạt lại bình thường. Sau khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ phù hợp để điều trị.
Tổng kết
Bài viết trên đã chỉ ra cho bạn đọc 4 lưu ý cần biết khi chụp MRI vùng chậu. Hệ thống MEDLATEC là nơi khám chữa bệnh hiện đại, chuyên nghiệp được nhiều bệnh nhân tin tưởng với hệ thống máy móc tiên tiến như máy chụp MRI 1.5Tesla hiện đại từ Mỹ và các máysiêu âm, máy chụp MSCT đa dãy hiện đại.
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000
-Website: medim.vn.
-Email: Info@medim.vn.
-Địa chỉ cơ sở://www.betway.rocks/he-thong-medlatec-benh-vien
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!