Tin tức
Dấu hiệu trẻ toát mồ hôi là hết sốt có đúng không?
- 14/01/2024 |Sốt đau bụng, đi ngoài sau khi ăn xong có đáng lo không?
- 29/01/2024 |Giải mã nguyên nhân gây ra tình trạng sốt đau bụng
- 04/02/2024 |Trẻ bị đau bụng nôn không sốt là biểu hiện của bệnh gì?
1. Toát mồ hôi là hết sốt có đúng không?
Sốt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể bỗng cao hơn so với mức bình thường (từ 38 độ C trở lên), sốt cao được nhận định là khi cơ thể trên mức 39 độ C. Đối với trẻ nhỏ, tình trạng sốt sẽ là ở các mức nhiệt độ sau:
- Trên 37 độ C (đo nhiệt kế ở miệng).
- 37 độ C (kẹp nhiệt kế dưới nách).
- 38 độ C (khi đo nhiệt độ ở hậu môn).
Nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ kích thích phản xạ đổ mồ hôi của cơ thể, vì vậy không ít người có quan niệm rằng toát mồ hôi là hết sốt và điều này có lợi cho trẻ khi đang bị sốt cao. Do đó, khi bị sốt, nhiều người đã quấn thêm chăn, mặc nhiều quần áo, vận động cơ thể, xông hơi để nhanh chóng toát mồ hôi, giảm sốt. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh rằng toát mồ hôi là hết sốt nên cha mẹ đừng nên tự ý xông hơi cho trẻ trong trường hợp này.
Sốt là phản ứng tự nhiên bình thường của cơ thể khi bị nhiễm virus, vi khuẩn
2. Vì sao khi bị sốt trẻ lại ra nhiều mồ hôi?
Sốt còn là biểu hiện của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Khi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ bật chế độ phản ứng tự nhiên và sự gia tăng củabạch cầuđược huy động để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh chính là nguyên nhân gây sốt. Ngoài triệu chứng sốt, trẻ còn có thể xuất hiện dấu hiệu ớn lạnh và đây cũng được coi là cơ chế tự cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
Thân nhiệt càng cao, cơ thể sẽ càng bị khó chịu. Lúc này trẻ sẽ tăng tiết mồ hôi nhằm giải tỏa bớt lượng nhiệt ra ngoài. Điều này cũng có thể giúp làm giảm cơn sốt và việc cha mẹ cần làm đó là dùng khăn để lau mồ hôi cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh ngược lại.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, cũng có những trường hợp mặc dù trẻ đã ra nhiều mồ hôi nhưng tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm thì rất có thể trẻ đang mắc phải một loại bệnh lý nào đó. Khi thấy trẻ sốt cao không hạ thì cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để được phát hiện nguyên nhân.
Các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý tới những nguyên nhân gây sốt khác ở trẻ như đắp chăn cho trẻ quá dày, quần áo quá kín, quá nóng, nhiệt độ trong phòng ngủ quá cao,...
Có những trẻ toát mồ hôi là hết sốt, nhưng có trẻ thì lại không
Một số loại thuốc hạ sốt giúp cải thiện các cơn sốt ở trẻ nhờ cơ chế làm giãn nở mạch máu, giúp nhiệt độ cơ thể được thoát dễ dàng qua da và khiến trẻ bị đổ mồ hôi. Đó là lý do vì sao việc dùng thuốc hạ sốt sẽ giúp xử lý nhanh chóng tình trạng sốt cao ở trẻ.
3. Các phương pháp giúp trẻ nhanh hạ sốt
Khi bị sốt trẻ sẽ rất mệt. Do đó để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi những cơn sốt đeo bám, cha mẹ nên áp dụng những cách như sau:
- Để trẻ được nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Sau khi cơn sốt đã hạ, trẻ vui vẻ trở lại thì cha mẹ vẫn có thể cho trẻ vui chơi bình thường.
- Cho trẻ mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi, thoáng mát và không đắp chăn mền quá dày khi trẻ bị sốt.
- Nếu trẻ sốt cao hãy chườm ấm và dùng nước ấm lau mát cơ thể trẻ: trẻ sốt cao thì nguy cơ co giật cũng rất lớn. Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ nên kết hợp thêm với lau người cho trẻ, đồng thời mỗi 15 - 30 phút lại kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, đảm bảo nhiệt độ cơ thể bé được giảm xuống ngưỡng an toàn dưới 38 độ C.
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đối với những trường hợp sốt cao từ 38,5 độ C trở lên: một trong những thuốc hạ sốt không kê đơn được dùng phổ biến đó là paracetamol. Cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn dùng thuốc cho đúng cân nặng của trẻ, tần suất sử dụng (lặp lại ít nhất sau 4 - 6 giờ), tối đa 4 lần/ngày nếu trẻ còn sốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước: sốt khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước, gây rối loạn điện giải và điều này không tốt cho cơ thể. Vì vậy nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ hãy tăng cường cho trẻ bú sữa, còn những trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm thì nên được bổ sung đủ nước mỗi ngày, bằng cách sử dụng Oresol theo định lượng do bác sĩ và nhà sản xuất hướng dẫn.
- Không nên: cắt lể, cạo gió, quấn trẻ quá kín, đổ thuốc vào miệng khi trẻ đang bị co giật vì điều này sẽ khiến trẻ bị sặc và bít tắc đường thở, vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
4. Trẻ sốt như thế nào thì đưa đi khám?
Tình trạng sốt là điều bình thường và rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi trẻ có biểu hiện này, trước tiên cha mẹ có thể tự theo dõi cho trẻ tại nhà, kết hợp với những phương pháp chăm sóc khoa học để giúp trẻ thuyên giảm cơn sốt. Trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám sớm:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi, nhiệt độ cơ thể là từ 38,5 độ C trở lên.
- Trẻ sốt cao không hạ, từ 40 độ C trở lên.
- Trẻ có biểu hiện nôn mửa, nôn ra máu,đi ngoài ra máu.
- Trẻ tiểu ít,mệt mỏi, yếu ớt.
- Trẻ ngủ li bì, mất ý thức, da tím tái.
- Cơn sốt tái phát sau 24 giờ, co giật.
- Trẻ bỏ bú, biếng ăn, nôn nhiều, kể cả khi uống nước.
- Trẻsốt kéo dài, không rõ nguyên nhân và sốt 3 ngày không đỡ.
Cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ
Đối với nhận định toát mồ hôi là hết sốt thì không hoàn toàn đúng. Có những trường hợp khi cơ thể trẻ được toát mồ hôi, thân nhiệt hạ thì cơn sốt cũng thuyên giảm dần. Tuy nhiên cũng có khi cơn sốt bắt nguồn từ bệnh lý nào đó và việc toát mồ hôi không đem lại hiệu quả hạ sốt. Vì vậy khi trẻ sốt do bất kỳ nguyên nhân gì, nếu không được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc thông thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có hướng xử trí kịp thời, đúng cách.
Nếu tình trạng sốt ở trẻ không thuyên giảm và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay. Bạn có thể liên hệ đếnHệ thống Y tế MEDLATECqua hotline1900 56 56 56để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám cho trẻ với các bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!