Tin tức
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Những thông tin không thể bỏ qua
- 30/06/2023 |Triệu chứng co giật chân tay khi ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
- 31/10/2023 |Tim đập nhanh khi ngủ là vì sao?
- 06/11/2023 |Vì sao đổ mồ hôi lưng khi ngủ?
1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là như thế nào?
Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có hiện tượng ngừng thở khoảng 10 giây và lặp lại nhiều lần trong giác ngủ đêm. Mỗi giấc ngủ, hiện tượng này có thể xảy ra ít nhất 10 lần, tuy nhiên người bệnh lại thường không thể tự nhận biết mà thông qua quan sát của người bên cạnh.
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra nhiều lần trong đêm
Vì vậy mà chỉ có khoảng 10% người bệnh được chẩn đoán thông qua thăm khám từ đó can thiệp điều trị để khắc phục hội chứng. Còn lại hầu như phải sống chung với tình trạng ngưng thở khi ngủ cho đến khi biến chứng xảy ra.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có 3 loại: Ngưng thở tắc nghẽn, trung ương và hỗn hợp. Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ cao nhất và thường xảy ra ở nam giới.
Nguyên nhân
Hội chứng ngưng thở xảy ra do lúc ngủ, các mô mềm vùng hầu họng và lưỡi sẽ giãn ra làm tắc nghẽn ống thở một phần hoặc hoàn toàn. Diện tích ống thở bị thu hẹp, không khí đi qua bị cản lại dẫn đến lượng oxy trong máu giảm. Điều này khiến não bị tổn thương, tín hiệu điều khiển cơ quan hô hấp không được gửi từ hệ thần kinh trung ương.
Quá trình ngưng thở lặp lại nhiều lần trong đêm là do thời gian đầu, cơ ngực sẽ hoạt động năng suất hơn nhằm bù đắp cho quãng thời gian ngừng thở. Sau khi hơi thở trở lại bình thường thì quá trình ngưng thở lặp lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể do:
- Các mô mềm ở thành sau họng và lưỡi quá to.
- Những bất thường ở xương hàm.
- Đường truyền tín hiệu từ trung ương não đến cơ quan hô hấp bị rối loạn.
- Người mắc các vấn đề về xương khớp, béo phì, phì đại VA, amidan,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh hoặc khiến các triệu chứng của tình trạng ngưng thở nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những người mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ thường đi kèm với những vấn đề liên quan thần kinh hoặc tim mạch. Tỷ lệ nam giới mắc hội chứng này cao hơn nữ giới gấp 2 lần và chủ yếu là ở độ tuổi trung niên.
Khi tín hiệu từ não đến cơ quan hô hấp bị rối loạn có thể gây ngừng thở
Triệu chứng
Lúc ngủ, người bệnh không ý thức được tình trạng ngưng thở nên hầu hết các trường hợp không biết mình bị mắc hội chứng này. Tuy nhiên, hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những triệu chứng phổ biến của hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể gặp phải là:
- Người bệnh gặp tình trạng ngừng thở, ngạt thở lúc ngủ nhưng triệu chứng này chỉ được phát hiện thông qua người bên cạnh.
- Đau nhức đầu, choáng váng khi thức dậy.
- Buồn ngủ nhiều vào ban ngày mắc dù bạn đêm vẫn ngủ được.
- Ngủ ngáy.
- Đi tiểu nhiều lần về đêm.
- Giảm độ tập trung và trí nhớ sa sút dần do thiếu oxy lên não.
- Tănghuyết ápkháng trị.
- Cân năng tăng không kiểm soát.
- Cấu trúc vùng hàm mặt biến đổi bất thường.
- Trường hợp trẻ em mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến tinh thần bất ổn, rối loạn cảm xúc, dễ có những hành động thái quá, cáu ghét, gây gổ, kết quả học tập sa sút,...
Người bị ngưng thở khi ngủ khi thức dậy sẽ thấyđau đầu, mệt mỏi
3. Phương pháp điều trị và phòng tránh hội chứng ngưng thở khi ngủ
Tình trạng ngưng thở khi ngủ cần được phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách để tránh những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Điều trị
Hiện nay, tùy theo từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau.
- Nếu ngưng thở lúc ngủ xảy ra do thừa cân, béo phì thì giảm cân là cách hiệu quả và an toàn để khắc phục tình trạng.
- Trường hợp ngưng thở do tắc nghẽn cơ học thì phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân là điều cần thiết.
- Nếu bệnh nhân bị biến đổi cấu trúc hàm thì có thể đeo nẹp để điều chỉnh.
- Sử dụng liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải kiểm soát các vấn đề nhưmỡ máu, huyết áp,rối loạn chuyển hóa,… Đồng thời, thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách phòng tránh
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm và thảo mộc trước khi đi ngủ để giúp khí huyết lưu thông, cơ thể thư giãn nhờ đó mà chất lượng giấc ngủ được cải thiện, hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Tư thế ngủ nằm nghiêng về một bên có thể ngăn ngừa được tình trạng ngưng thở khi ngủ. Với những người mắc hội chứng này thì không nên nằm ngửa để tránh tình trạng ngáy và ngưng thở nghiêm trọng hơn.
- Nong mũi bằng nước muối để hỗ trợ hoạt động thở được dễ dàng hơn.
- Xây dựng một lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ chất, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ nha khoa để đưa hàm về phía trước, điều này sẽ giúp mở rộng đường thở.
Đặc biệt, cần phải tuân thủ theo những chỉ định điều trị và hướng dẫn về chế độ chăm sóc để khắc phục hiệu quả hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng này thì tốt nhất nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng. Vì đôi khi, những triệu chứng được kể ở trên không phải do hội chứng ngưng thở mà là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm như rối loạnnhịp tim, huyết áp, suy tim,…
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ cần được điều trị sớm để tránh biến chứng
Nếu bạn chưa biết nên khám, chẩn đoán và điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ ở đâu thì hãy đến ngay các cơ sở thuộcHệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số1900 56 56 56sẽ có nhân viên hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!