Tin tức

Móc họng nôn khi bị ngộ độc thức ăn - Nên hay không nên?

Ngày 12/10/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nếu vô tình nuốt phải hóa chất, thuốc độc hại hoặc ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì việc cần làm đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến đó là móc họng nôn ra hết những chất này. Khi nôn được những chất gây ngộ độc thì cơ thể sẽ được giảm bớt những triệu chứng kích thích và giúp hạn chế tối đa được những biến chứng do chất độc gây ra. Tuy nhiên nếu phương pháp này không được thực hiện đúng cách thì không phải lúc nào cũng đảm bảo an toàn cho người bệnh.

1. Triệu chứng khi bị ngộ độc

Phụ thuộc vào số lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ, triệu chứng ngộ độc có thực phẩm có thể sẽ khác nhau. Phần lớn biểu hiệnngộ độc thực phẩmthường sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn uống khoảng 5 - 10 phút, đôi khi là vài giờ. Bệnh nhân sẽ trải qua những dấu hiệu điển hình sau:

  • Buồn nônvà nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Phân và nước tiểu có thể bị lẫn máu;
  • Sưng nề, mẩn ngứa ngoài da;
  • Có hoặc không bị sốt.

Khi bị ngộ độc người bệnh thường sẽ có triệu chứng buồn nôn và nôn

Khi bị ngộ độc người bệnh thường sẽ có triệu chứng buồn nôn và nôn

Ở những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng thường là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do hóa chất bảo quản, thuốc trừ sâu, ăn các loại hải sản chứa độc tố nguy hiểm (cá nóc) hoặc những loạivi khuẩnphát sinh độc tố tồn tại trong thực phẩm (rotavirus, phẩy khuẩn tả,lỵ trực trùng, xúc xích, đồ ăn đóng hộp,...).

2. Gây nôn khi bị ngộ độc bằng cách dùng thuốc

Ipecac là một loại thuốc thường được chỉ định đối với những tình trạng ngộ độc cấp để giúp bệnh nhân nhanh chóng nôn mửa hết những tác nhân gây ngộ độc ra ngoài. Trước đây loại thuốc này đã từng được dùng như một loại thuốc không kê đơn và có thể dự trữ ở trong tủ thuốc gia đình để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên thực tế đã ghi nhận những biến chứng do tự ý dùng Ipeca để điều trị ngộ độc. Do đó ngày nay, loại thuốc này chỉ được khuyên dùng khi có chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được mua về sử dụng tùy tiện. Đặc biệt cần lưu ý, Ipecac chống chỉ định dùng cho những trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc cho người đang bị bất tỉnh, buồn ngủ hoặc đang ở trạng thái co giật;
  • Không sử dụng để gây nôn cho bệnh nhân nuốt phải strychnine, sản phẩm dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, dung môi, dầu nhiên liệu, dung dịch tẩy rửa), các chất có tính bào mòn mạnh (axit, dung dịch kiềm).

Nếu sử dụng Ipecac trong những trường hợp này thì có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng ngộ độc, ví dụ như tổn thương niêm mạc họng, gây co giật, chất độc dễ bị lọt vào đường hô hấp dẫn đếnviêm phổihoặc tử vong.

Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi đang bị ngộ độc

Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi đang bị ngộ độc

3. Có nên tự móc họng nôn khi bị ngộ độc không?

3.1. Những rủi ro có thể gặp phải khi tự móc họng nôn tại nhà

Móc họng nôn là động tác sử dụng ngón tay cho vào họng và kích thích cơ thể sinh ra phản ứng nôn oẹ. Tuy rằng điều này rất dễ thực hiện nhưng các bác sĩ cũng cảnh báo bệnh nhân cũng không nên tự thực hiện tại nhà vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thực chất nôn mửa sẽ không giúp dạ dày rỗng hoàn toàn như chúng ta lầm tưởng. Tức là móc họng nôn sẽ không có tác dụng loại bỏ hết các chất độc mà bạn đã ăn phải. Ngược lại nó có thể dẫn đến những vấn đề khác như sau:

  • Mất nước và mất cân bằng điện giải;
  • Móc họng nôn sai cách còn có thể khiến dị vật thức ăn lạc vào trong đường hô hấp;
  • Khi chất độc di chuyển ngược lên trên, niêm mạc cổ họng của bạn có thể bị tổn thương và bỏng do hóa chất một lần nữa;
  • Gây tổn thương nướu và răng trong khoang miệng do chất độc kết hợp với axit trong dịch vị dạ dày.

Vì vậy tốt nhất mỗi người nên tìm hiểu kỹ về động tác gây nôn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện động tác này cho chính xác và hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.2. Xử trí đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh và những người xung quanh cần:

  • Bệnh nhân cần ngừng ăn ngay lập tức và đưa họ ngay đến bệnh viện để được kiểm tra, điều trị;
  • Nếu người bệnh có biểu hiệntiêu chảythì hãy cho uống oresol (phải pha đúng theo tỷ lệ trong hướng dẫn sử dụng), nếu không có oresol thì thay bằng nước pha muối (tỷ lệ 1 thìa cà phê muối/1 lít nước lọc) để chống mất nước;
  • Nếu bệnh nhân bị co giật, bắt đầu rối loạn ý thức thì tuyệt đối không gây nôn vì sẽ càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng ngộ độc. Thay vào đó hãy nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Không nên móc họng nôn khi bị ngộ độc nếu bạn không biết gây nôn đúng cách

Không nên móc họng nôn khi bị ngộ độc nếu bạn không biết gây nôn đúng cách

4. Những lưu ý quan trọng khi xử trí tình trạng ngộ độc

Dưới đây là một số lưu ý khi xử trí những trường hợp bị ngộ độc ai cũng cần phải ghi nhớ:

  • Không tự ý móc họng bệnh nhân nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm làm điều này. Thay vì thế hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân nhập viện để được can thiệp y tế đúng cách;
  • Không cho bệnh nhân uống hay dùng bất kỳ loại thuốc nào;
  • Hãy mang theo vật mẫu các chất mà bạn nghi ngờ đã gây ngộ độc cho bệnh nhân để bác sĩ có căn cứ xác định nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng này;
  • Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ như: tuổi tác, chiều cao, cân nặng của bệnh nhân bị ngộ độc; số lượng người cùng bị ngộ độc là bao nhiêu; liệt kê loại thuốc gần nhất mà bệnh nhân sử dụng; lượng chất độc mà bệnh nhân nuốt phải; triệu chứng của người bệnh khi bị ngộ độc,...

Dựa trên những thông tin do người đi cùng cung cấp, các bác sĩ sẽ nắm được tình trạng hiện tại của bệnh nhân và đưa ra những chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Hy vọng rằng những thông tin MEDLATEC vừa chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm các kiến thức hữu ích về cách xử trí khi gặp trường hợp bị ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc do bất kỳ chất độc hại nào khác. Thao tác móc họng nôn nhìn chung không được khuyến khích áp dụng tại nhà nếu người thực hiện không biết làm đúng cách và không thuần thục kỹ năng này. Do đó việc gây nôn chỉ nên được tiến hành dưới sự thực hiện và giám sát của bác sĩ. Tốt hơn hết khi bị ngộ độc thì người bệnh nên được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách, tránh những rủi ro và biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map