Tin tức
Một số dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa không thể bỏ qua
- 28/08/2019 |Xơ gan xuất huyết tiêu hóa là gì và triệu chứng của bệnh
- 10/11/2023 |Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 19/05/2020 |Tổng kết tọa đàm: “Chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh”
- 10/07/2020 |Men vi sinh Enterogermina có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?
- 03/09/2020 |Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
1. Xuất huyết tiêu hóa
Có lẽ bạn chưa biết,Xuất huyết tiêu hóađược coi là một trong những trường hợp cấp cứu nội và ngoại khoa thường gặp hiện nay. Hiểu đơn giản, đó là hiện tượng máu chảy khỏi mạch máu đang nằm ở trong ống tiêu hóa. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng trên nếu chủ quan và không chủ động chăm sóc sức khỏe.
Nguyên nhân chính gây bệnh là do bạn lạm dụng các loại thuốc như aspirin
Tùy mỗi vị trí xuất huyết tiêu hóa (trên - dưới) sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Ví dụ: đối với xuất huyết tiêu hóa trên thường do loét, các nguyên nhân khác có thể do bạn lạm dụng các loại thuốc, ví dụ như aspirin và corticoid. Trong một số trường hợp, tình trạng xuất huyết diễn ra sau khi người bệnh trải qua những biến cố tâm lý nặng nề.
Từ những nguyên nhân khác nhau, số lượng người bị xuất huyết tiêu hóa đang ngày một gia tăng ở Việt Nam nói riêng và rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng năm, tỷ lệ người chết vì không phát hiện sớm cácdấu hiệu xuất huyết tiêu hóatăng nhanh chóng, đây là con số đáng báo động và không thể xem thường.
Được biết, căn bệnh này được chia thành chảy máu hệ tiêu hóa trên và dưới. Dù ở tình trạng nào đi chăng nữa, bệnh nhân cũng cần được điều trị và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
2. Các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa điển hình
Như đã phân tích ở trên, tình trạng chảy máu đường tiêu hóa có hai dạng chính với một số triệu chứng khác nhau. Chúng ta nên nắm được dấu hiệu của cả hai để có thể đi khám, kiểm soát vấn đề sức khỏe tốt nhất.
Chúng ta nên nắm được dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa để kịp thời điều trị bệnh
2.1. Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa trên
Nhìn chung, có đến 80% bệnh nhân đang đối mặt với tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên, khi đó máu sẽ ra khỏi lòng mạch ống tiêu hóa, đi vào bên trong lòng ống tiêu hóa.
Nhìn chung,dấu hiệu xuất huyết tiêu hóabệnh nhân thường gặp đó là cơ thểmệt mỏi, li bì do lượng oxy lên não không được cung cấp đầy đủ. Trong đó, rất nhiều người gặp phải hiện tượng nôn hoặc là ho ra máu, thậm chí là đi ngoài raphân đen, mùi cực kỳ khó chịu và có lẫn máu. Thông thường, máu có màu đỏ tươi và loãng, có thể có cục máu đông. Ngoài ra, còn triệu chứngđau bụng(đau thượng vị, sối ruột) hoặc có triệu chứng hoa mắt chóng mặt, ù tai khát nước,... có thể có nôn hoặc buồn nôn, sụt cân, toát mồ hôi.
Do lượng máu trong cơ thể giảm nhanh, chúng ta rất dễ rơi vào cảm giác lạnh da, đổ nhiều mồ hôi và trông thần sắc xanh xao, nhợt nhạt.
2.2. Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa dưới
Các bác sĩ nhận định rằng các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa dưới thường có tỉ lệ gặp ít hơn và khó phát hiện hơn so với xuất huyết trên. Bởi vì, bệnh nhân cần chú ý và theo dõi thật kĩ càng nhé!
Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới thường ít hơn so với xuất huyết trên
Đa số người bệnh khi bị chảy máu đường tiêu hóa dưới sẽ đối mặt với tình trạng đi đại tiện ra máu, thường chúng sẽ lẫn với phân đen. Nếu vô tình phát hiện triệu chứng này, hãy đi khám sức khỏe ngay. Bên cạnh đó, bạn cũng cảm thấy cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống và không thể tập trung việc làm.
Khác với người bị xuất huyết trên, trong trường hợp này, bệnh nhân chịu đựng những cơn đau bụng dưới âm ỉ và kéo dài liên tục. Thực sự tình trạng này khiến bạn vô cùng khó chịu, mệt mỏi.
3. Quy trình chẩn đoán bệnh
Như bạn đã biết,xuất huyết tiêu hóalà tình trạng hết sức nghiêm trọng, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, sức khỏe và tính mạng của họ bị đe dọa trực tiếp. Vậy khi cấp cứu cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ dựa vào những phương pháp nào để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh?
Ban đầu, bác sĩ đánh giá huyết đọng và toàn trạng của bệnh nhân và xử lý cấp cứu nếu cần. Sau đó sẽ đánh giá tình trạng mất máu, có hướng xử lý tiếp. Bước tiếp theo là tìm vị trí chảy máu và các bệnh nền ảnh hưởng tới điều trị. Cuối cùng là tìm cách cầm máu, và tìm nguyên nhân và điều trị.
Bác sĩ sẽ tiến hành xác định vị trí xuất huyết
Sau đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi để biết vị trí xuất huyết đã được cầm máu hay chưa, mạch và huyết áp của họ có đang trong trạng thái ổn định hay không? Nếu như bệnh nhân có dấu hiệu không tỉnh táo hoặc sốc thì đây là vấn đề đáng lo ngại, nhiều khả năng họ đã mất máu rất nhiều.
Thông thường, dựa vào các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ sơ bộ đánh giá ban đầu được tình trạng sức khỏe, nguy cơ mất máu đẻ có tiên lượng và xử trí phù hợp với mức độ bệnh của mỗi người, đó là chảy máu độ nhẹ, trung bình và rất nặng. Nhìn chung, việc xác định tình trạng bệnh là rất quan trọng và cần thiết.
4. Xử trí như thế nào khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày?
Chắc hẳn chúng ta đã phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm của hiện tượng chảy máu đường hóa, đặc biệt là khi người bệnh không biết và chữa trị sớm. Ngay khi phát hiện dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ chuyên khoa sẽ tập trung cầm máu cho bệnh nhân để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng. Với những bệnh nhân khó cầm máu, họ sẽ được theo dõi ngưng chảy rất cẩn thận.
Nếu sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu, phương pháp điều trị nội soi kết hợp chiếu laser hoặc phẫu thuật được áp dụng khá phổ biến và đem lại kết quả khả quan. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ nghiên cứu và tiến hành điều trị dự phòng hôn mê gan cho một số trường hợp người bệnh phù hợp.
Tùy vào sức khỏe của người bệnh, họ sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp
Thực sự chúng ta không thể coi thường hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa, càng để lâu, sức khỏe của bạn càng bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần nắm đượcdấu hiệu xuất huyết tiêu hóathường gặp để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh và có ý thức chăm sóc sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!