Tin tức
Nhìn phân đoán bệnh chỉ trong vài giây
- 14/06/2023 | Bệnh trĩ ngoại độ 1 có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- 16/06/2023 | Phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật: Lựa chọn an toàn và hiệu quả
1. Nhìn phân đoán bệnh thông qua hình dạng
Thực tế, rất ít người có thói quen nhìn chất thải của cơ thể, thậm chí còn rất e ngại khi nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây lại chính là một căn cứ quan trọng, phản ánh những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt nó chính là những biểu hiện cảnh báo khá chính xác về một số bệnh đường tiêu hóa.
Nhìn hình dạng phân có thể đoán được một số bệnh lý
Dưới đây là hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh thông qua hình dạng của phân:
- Phân khô cứng, tách rời, rắn, sần sùi và kèm theo biểu hiện khó đại tiện: Những biểu hiện này cho thấy, có thể bạn đang bị táo bón, gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Do đó, cần uống nhiều nước, bổ sung chất xơ nhiều hơn để phân mềm và dễ dàng di chuyển trong đường tiêu hóa.
- Phân có hình dạng giống xúc xích nhưng xuất hiện nhiều vết nứt, có dạng con rắn và mịn: Trường hợp này, được đánh giá là hình dạng phân tốt nhất và bạn có thể đi đại tiện một cách dễ dàng.
- Phân mềm, lợn cợn hay rời từng mảnh, phân xốm hoặc phân lỏng hoàn toàn: Đây là dấu hiệu của tiêu chảy. Nếu tình trạng này kéo dài thì rất có thể là người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý về đường tiêu hóa, phổ biến nhất là hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, hay tình trạng không dung nạp lactose,…
2. Nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc
Thông qua màu sắc của phân, bạn cũng có thể nhận biết được sức khỏe của đường tiêu hóa.
- Màu nâu nhạt đến đậm: Là màu sắc phân của người khỏe mạnh bình thường. Sở dĩ phân có màu sắc này là do phân chịu ảnh hưởng của sắc tố bilirubin, được gan chuyển hóa và bài tiết vào ruột qua đường mật. Do dịch mật có màu vàng xanh, khi chuyển đến ruột, trải qua quá trình oxy hóa và phân chuyển thành màu nâu.
Tuy nhiên, ngoài màu nâu, phân cũng có thể có một số màu sắc khác do những loại thực phẩm mà bạn bổ sung hàng ngày. Chẳng hạn, nếu bạn ăn thanh long đỏ, thì chất thải của bạn cũng sẽ có màu đỏ,... Những trường hợp này cũng không có gì đáng ngại.
- Phân có màu xanh lá cây đậm: Nguyên nhân có thể là do bạn ăn quá nhiều những loại thực phẩm có màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,... Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm phân chuyển thành màu xanh đậm có thể kể đến như, thói quen ăn quá nhiều, ăn quá no, ăn những thực phẩm khó tiêu khiến cho quá trình tiêu hóa nhanh chóng hơn bình thường và dịch mật không kịp chuyển hòa phân từ màu xanh lá cây sang vàng nâu như bình thường.
- Phân có màu vàng hoặc hơi xanh: Nguyên nhân có thể là bị tiêu chảy do nhiễm trùng, do mắc bệnh Celiac hoặc các trường hợp đang gặp phải các vấn đề gây căng thẳng,...
Phân có màu vàng đậm có thể do bạn ăn quá nhiều cà rốt
- Phân có màu vàng đậm có thể là do trong phân có lẫn chất béo. Trường hợp phân có màu vàng đậm và kèm theo chất nhầy, mùi lạ thì có thể là do một số bệnh lý như bệnh về tuyến tụy, nhiễm ký sinh trùng,... Hoặc đơn giản, phân có màu vàng là do bạn ăn nhiều loại thực phẩm có màu vàng đậm hoặc cam như khoai lang, cà rốt,...
- Phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm: Đây là những trường hợp mà bạn cần phải thận trọng. Một số trường hợp chất thải có màu đỏ là do chế độ ăn nhiều các loại thực phẩm có màu đỏ như xôi gấc, cà chua, thanh long đỏ,... Những trường hợp này không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của bạn không có những thực phẩm màu đỏ mà phân vẫn có màu đỏ đậm, đỏ tươi thì rất có thể nguyên nhân là do chảy máu đường tiêu hóa, do một số bệnh lý như:
Phân có lẫn máu có thể do bệnh trĩ
+ Bệnh trĩ: Cùng với biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như ngứa rát hậu môn, sưng quanh hậu môn,...
+ Nứt hậu môn: Người bệnh bị đau khi đi ngoài, ngứa hậu môn,...
+ Viêm ruột.
+ Polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng.
- Phân có màu đen: Nhiều nguyên nhân khiến phân của bạn có màu đen bất thường. Trong một số trường hợp, phân đen có thể là do ảnh hưởng của việc dùng thuốc bổ sung sắt hay ăn một số thực phẩm màu đen. Tuy nhiên, nếu bạn không dùng thuốc và không thay đổi chế độ ăn nhưng phân vẫn có màu đen thì rất có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày, xuất huyết thực quản,...
- Phân có màu xám, trắng hoặc bạc: Có thể do sử dụng thuốc chống tiêu chảy hoặc cũng có thể do một số bệnh lý về gan, tình trạng tắc ống mật do sỏi hoặc khối u,...
3. Nhìn phân đoán bệnh thông qua mùi
Ngoài màu sắc, hình dạng, bạn cũng có thể nhìn phân đoán bệnh thông qua mùi. Chẳng hạn:
- Nếu bạn ăn nhiều tỏi và hành tây thì phân có thể nặng mùi hơn vì tỏi và hành tây thường phân hủy thành nhiều chất có mùi. Hay khi bạn ăn nhiều sữa, thịt, uống nhiều rượu thì mùi phân thường giống như mùi trứng thối.
- Phân có mùi kim loại: Có thể phân có lẫn máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các bệnh lý về dạ dày, thực quản chẳng hạn như loét dạ dày, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,...
Phân có lẫn máu có thể do bệnh Crohn
- Một số nguyên nhân khác cũng khiến cho mùi phân trở nên khó chịu bất thường là bệnh Celiac, bệnh Crohn, tình trạng viêm tụy mãn tính, bệnh xơ nang, nhiễm trùng đường ruột, hội chứng ruột ngắn,...
Như vậy, màu sắc, hình dạng và mùi của phân cũng là một yếu tố phản ánh tình trạng sức khỏe và chúng ta có thể nhìn phân đoán bệnh. Nếu phân có màu nâu, mềm, thành từng khuôn và đi ngoài dễ dàng thì được cho là bình thường. Nếu phân có hình dạng, màu sắc bất thường thì có thể do chế độ ăn, loại thuốc sử dụng hoặc cũng có thể là do các loại bệnh lý. Lúc này, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu có triệu chứng bất thường cần được thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!