Tin tức
Nội soi có đau không và những thông tin cần biết
- 15/01/2020 |Nội soi có đau không, khi nào cần thực hiện?
- 12/03/2020 |Tìm hiểu về nội soi vòm họng và địa chỉ thăm khám uy tín
- 13/03/2020 |Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nội soi mũi
1. Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi
nội soilà phương pháp khám bệnh và hỗ trợ điều trị, giúp cho bác sỹ có thể quan sát được các tổn thương bên trong nội quan của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán chính xác và cách chữa trị phù hợp nhất.
Với kỹ thuật nội soi, các nhân viên y tế sẽ sử dụng thiết bị là ống soi đưa vào người bệnh nhân để quay phim, chụp ảnh, lấy dị vật, sinh thiết và cả phẫu thuật nội soi các mô bào tổ chức bị tổn thương trong cơ thể.
Nội soi được dùng nhiều trong y học cụ thể là trong các chuyên khoa: tiêu hóa (dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già), tai - mũi - họng, sản khoa, tiết niệu - sinh dục, xương khớp, thần kinh và thẩm mỹ. Ở phần sau của bài viết chúng tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
2. Thực hiện nội soi có đau không?
Thường thì nội soi hay được áp dụng thăm khám, chẩn đoán bệnh ở các cơ quan hệ tiêu hóa, nên khi đưa ống soi vào thực quản bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc có cảm giác như bị móc họng. Nếu bệnh nhân cố gắng nôn thì sẽ dễ gây đau họng và làm cho quá trình nội soi diễn ra lâu hơn, tạo ra tâm lý sợ hãi mỗi khi tiến hành.
Một số trường hợp khác khi bệnh nhân nội soi mũi, nội soi trực tràng, đường đưa ống không qua cuống họng nên trường hợp này thường không gây đau cho bệnh nhân.
Nội soi có đau không là thắc mắc của nhiều người
Để giảm cảm giác khó chịu khi nội soi qua ống thực quản, y học hiện đại đã cho ra đời phương phápnội soi gây mê. Thực hiện nội soi theo hình thức này thì người bệnh sẽ được gây mê hoàn toàn trong quá trình nội soi, qua đó sẽ không còn cảm giácbuồn nônso với phương pháp nội soi thông thường.
Tuy nhiên việcnội soi gây mêbắt buộc bệnh nhân phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe người bệnh nếu sử dụng thuốc gây mê. Đồng thời sau khi nội soi, bệnh nhân sẽ hơi choáng vì tác dụng của thuốc mê chưa hết và cảm thấy đau họng một chút nên cần có người nhà đi cùng khi lựa chọn phương pháp.
3. Trước khi nội soi cần lưu ý những điều gì ?
Trước khi tiến hành nội soi, tùy vào phương pháp thực hiện mà bác sỹ sẽ tiến hành hỏi kỹ tiền sử bệnh nhân và tiến hành thăm khám. Bác sỹ cũng sẽ hỏi thêm về các thuốc, thực phẩm chức năng mà bệnh nhân đang sử dụng hoặc có dị ứng với loại thuốc nào không.
Sau đó nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân những việc cần thực hiện trước khi tiến hành nội soi như:
Đối với nội soi ống tiêu hóa, không ăn trước khi tiến hành nội soi từ 6 - 8h, nhằm làm cho dạ dày sạch, giúp cho quá trình nội soi dễ dàng phát hiện các tổn thương hay dị vật.
Nếu nội soi qua thực quản, không nên uống nhiều nước trước khi tiến hành nội soi 2 - 3h, nhằm tránh sặc nước lên khí quản trong quá trình nội soi.
Tạm dừng sử dụng các loại thuốc nhất định. Trong trường hợp cần thực hiện một số thủ thuật trong quá trình nội soi mà bệnh nhân không ngừng sử dụng thuốc chống đông sẽ làm xuất huyết, ảnh hưởng đến quá trình nội soi. Nếu bệnh nhân mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch hay huyết áp cao thì cần có những hướng dẫn cụ thể từ bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc đó.
Không nên dùng các chất kích thích trước khi tiến hành nội soi như: chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
Bệnh nhân có thể được yêu cầu ngưng sử dụng thuốc khi cần nội soi
Quá trình nội soi không tốn quá nhiều thời gian của bệnh nhân, nhưng người bệnh cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau khi thực hiện. Tùy theo cơ địa cũng như hình thức nội soi của mỗi người mà khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết là khác nhau, nhưng tốt nhất là 24h sau khi nội soi.
Bên cạnh đó, thường thì bệnh nhân nội soi không dùng thuốc mê sẽ hồi phục nhanh hơn so với phương pháp nội soi gây mê. Trong khoảng thời gian này bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
4. Nội soi hỗ trợ điều trị những bệnh nào?
Nội soi không phải là một phương pháp chữa bệnh, mà là một một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Dựa vào kết quả nội soi, bác sỹ có thể có những chẩn đoán tương đối chính xác cho bệnh nhân.
Tùy theo triệu chứng bệnh mà bệnh nhân có thể được chẩn đoán nội soi ở vị trí tương ứng.
- Nội soi ổ bụng: kiểm tra bệnh chứng ở các cơ quan gan, mật, tụy, lá lách, ruột thừa, ruột non, ruột già, dạ dày, cơ quan sinh sản và vùng chậu… song song đó là tiến hành sinh thiết để xét nghiệm kỹ hơn nếu bệnh lý nghi ngờ bất thường.
- Nội soi thực quản: kiểm tra bệnh chứng viêm, loét, tăng sinh cục bộ,… ở thực quản, đoạn đầu của ống tiêu hóa.
- Nội soi tai - mũi - họng: kiểm tra các bệnh về viêm tai, viêm xoang, viêm họng hay ung thư vòm họng.
- Nội soi hậu môn: kiểm tra bệnh lýtrực tràngnhư viêm trực tràng, ung thư trực tràng, rối loạn đại tiện, ngứa hậu môn,…
- Nội soi phế quản: kiểm tra bệnh lý đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, bệnh lao hay ung thư phổi,…
5. Cần lưu ý gì khi lựa chọn cơ sở y tế để nội soi?
Nội soi là một kỹ thuật cần sự chính xác và cẩn thận cao vì thế bạn cần phải lựa chọn những nơi uy tín chất lượng. Bởi các cơ sở y tế này đảm bảo có đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ,... giúp cho quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, chính xác.
Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi cần nội soi
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng đến thăm khám, điều trị hiện nay. Với đội ngũ giáo sư, bác sỹ có chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến, chi phí phải chăng thì việc phát hiện, chẩn đoán các bệnh bằng phương pháp nội soi sẽ đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác nhất.
Nếu bạn còn thắc mắc về kỹ thuật nội soi hay vẫn băn khoăn không biết nội soi có đau không, hãy liên lạc ngay với chúng tôi theo đường dây nóng1900 56 56 56để được giải đáp nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!