Tin tức

Sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol như thế nào?

Ngày 27/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiều người được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol. Bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu hơn về thành phần, cách dùng và các lưu ý cần nắm khi sử dụng loại thuốc này.

1. Giới thiệu chung về thuốc Biseptol

Biseptol thuộc nhóm thuốc kháng sinh, được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Loại thuốc này có thể dùng cho nhiều đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già. Tùy tình trạng bệnh và độ tuổi, bác sĩ sẽ kê liều lượng thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Thuốc Biseptol là một loại kháng sinh

Thuốc Biseptol là một loại kháng sinh

Thuốc đi ngoài Biseptol là một sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco. Thuốc có nhiều dạng khác nhau, từ dung dịch cho đến viên nén, trong đó, viên nén được dùng phổ biến nhất do tiện lợi. Thông thường, một hộp thuốc sẽ có 1 vỉ - 20 viên thuốc. 

2. Thuốc Biseptol gồm những thành phần nào?

Các thành phần chính có trong thuốc Biseptol là: Trimethoprim, Sulfamethoxazole và một số tá dược khác, ví dụ như: Aseptin P, Aseptin M, Propylene glycol, bột khoai tây… Trong đó, Trimethoprim có khả năng kìm khuẩn và ức chế hoạt động của enzyme dihydrofolate - reductase trong vi khuẩn cực kỳ hiệu quả. Trimethoprim hỗ trợ ngăn ngừa sự tấn công của một số vi khuẩn vào cơ thể, đó là: E.coli, Enterobacter, Proteus hoặc Klebsiella…

Sulfamethoxazole cũng là một thành phần không thể thiếu trong thuốc đi ngoài Biseptol. Đây là một dạng Sulfamid, khi kết hợp với thành phần Trimethoprim sẽ trở thành kháng sinh tổng hợp dẫn xuất Pyrimidin. Thường thì Sulfamethoxazole sẽ được kết hợp với Trimethoprim theo tỷ lệ 5:1 để tăng hiệu quả chữa trị, đồng thời hạn chế tình trạng kháng thuốc xảy ra.

Trimethoprim là thành phần chính có trong thuốc Biseptol

Trimethoprim là thành phần chính có trong thuốc Biseptol

Sulfamethoxazole có khả năng kháng khuẩn tốt, đặc biệt đối với vi khuẩn ưa khí gram dương và âm: Staphylococcus, Neissseria meningitidis,… hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa khá tốt.

3. Khi nào bạn nên sử dụng thuốc Biseptol?

Như đã phân tích, Biseptol là một dạng kháng sinh, do đó bệnh nhân không thể sử dụng bừa bãi để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy trường hợp nào nên dùng thuốc đi ngoài Biseptol?

Thực tế, thuốc Biseptol thường được bác sĩ kê trong những trường hợp như:

  • Bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.coli.
  • Người bị nhiễm trùng đường tiêu hóa gây viêm ruột non, ruột già hoặc viêm dạ dày.
  • Thuốc Biseptol cũng có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiểu cấp.
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp, cụ thể là: viêm phổi do Pneumocystis carinii gây ra hoặc viêm phế quản.

Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiêu hóa nên dùng thuốc đi ngoài Biseptol

Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiêu hóa nên dùng thuốc đi ngoài Biseptol

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặc biệt là tình trạng viêm tuyến tiền liệt.
  • Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Gram âm hoặc Gram dương.
  • Một số bệnh nhân viêm xoang cấp hoặc viêm tủy xương cũng được chỉ định sử dụng thuốc Biseptol để điều trị giảm triệu chứng,...

Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm khuẩn nào dùng thuốc Biseptol cũng tốt. Dưới đây là các trường hợp các bác sĩ không khuyến khích điều trị với Biseptol:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần có trong thuốc đi ngoài Biseptol.
  • Người đang bị bệnh lý về gan, thận như tổn thương nhu mô gan, suy thận,... 
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Nếu có ý định dùng Biseptol, các bạn đi thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol an toàn và hiệu quả

Đa phần bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc Biseptol dạng viên nén. Khi uống thuốc, chúng ta nên uống thuốc cùng nước lọc, tránh sử dụng sữa, các loại nước có ga, nước hoa quả,… để uống cùng Biseptol. Một lưu ý quan trọng đó là chúng ta không được nhai, ngâm thuốc, thói quen này sẽ làm giảm tác dụng của dược phẩm.

Nên uống thuốc với liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ

Nên uống thuốc với liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ

Để xác định liều lượng dùng phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố, có thể kể tới: bệnh lý bạn mắc phải và độ tuổi của người bệnh. 

Lưu ý: thông tin liều lượng thuốc sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4.1. Đối với người lớn

Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường được chỉ định dùng thuốc đi ngoài Biseptol liều lượng 480mg/lần, uống từ 1 - 2 viên/ngày và duy trì uống 2 lần/ngày và dùng tối đa trong 5 ngày. Sau thời gian này, nếu các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên tái khám để được bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu được hướng dẫn dùng từ 1 - 2 viên Biseptol/lần, uống thuốc 2 lần/ngày và dùng tối đa 10 ngày liên tục. Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thường uống thuốc với liều lượng cao hơn, từ 1 - 2 viên/lần, uống 2 - 3 lần/ngày và duy trì trong tối đa 10 ngày.

4.2. Đối với trẻ nhỏ

Đa phần trẻ nhỏ dùng thuốc đi ngoài Biseptol để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Liều lượng tham khảo cho trẻ nhỏ:

  • Trẻ dưới 6 tuổi uống thuốc 2 lần/ngày và chỉ dùng 240mg/ngày.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi tăng liều lượng gấp đôi so với các bé dưới 6 tuổi, cụ thể bệnh nhi uống 480mg/ngày và chia ngày 2 lần sử dụng.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở nên có thể dùng 100mg sau mỗi 12 tiếng đồng hồ hoặc 200mg sau mỗi 24 tiếng đồng hồ và duy trì sử dụng trong tối đa 10 ngày.

Cha mẹ nên theo dõi và hướng dẫn trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cha mẹ nên theo dõi và hướng dẫn trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

5. Một số phản ứng phụ khi dùng thuốc

Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Biseptol là: buồn nôn, sốt nhẹ, bệnh nhân có dấu hiệu viêm lưỡi và ngứa,… Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài quá lâu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bạn không cần lo lắng nhiều. 

Một số phản ứng phụ nghiêm trọng và hiếm gặp là: bệnh huyết thanh, bệnh nhân trở nên nhạy cảm với ánh sáng, có hiện tượng vàng da, gan thận suy giảm chức năng. Trong trường hợp này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. 

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng cũng như cách dùng thuốc đi ngoài Biseptol. Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có nhu cầu đặt lịch khám có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để nhận tư vấn, hỗ trợ chi tiết. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map