Tin tức
Test chỉ số EQ như thế nào?
- 19/08/2021 |Kiểm soát cảm xúc tiêu cực - làm thế nào không phải ai cũng biết
- 25/05/2022 |Bí quyết dạy trẻ thông minh và quản lý cảm xúc
- 23/03/2022 |Trẻ rối loạn cảm xúc và hành vi: nguyên nhân và biểu hiện điển hình
1. Tìm hiểu về chỉ số EQ
Có rất nhiều người không thực sự hiểu EQ là gì và đôi khi còn nhầm lẫn chỉ số IQ.
Chỉ số EQ là gì?
EQ – Emotional Quotient là chỉ số cảm xúc của con người hay EI – Emotional Intelligence – chỉ số trí tuệ cảm xúc. Kết luận từ các nhà tâm lý học rằng người cóchỉ số EQcao thường sẽ có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, tinh thần luôn ở trạng thái tích cực nên công việc luôn đạt hiệu quả cao từ đó gặt hái được thành công trong cuộc sống. Chỉ số EQ đại diện cho những loại trí tuệ cảm xúc bao gồm:
- Tự nhận thức: Là khả năng tự nhận thức cảm xúc trong con người mình để cân bằng trạng thái của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính con người mình, từ đó dễ dàng đưa ra những quyết định quan trọng như chọn nghề nghiệp, bạn bè, đối tác, bạn đời,…
- Tự điều chỉnh: Là khả năng tự quản lý và tiết chế cảm xúc của bản thân. Điều này sẽ quyết định cách cư xử của bạn với trạng thái của người khác.
- Động lực: Chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn xây dựng được trạng thái tích cực nhằm tạo động lực để bản thân phấn đấu và phát triển. Động lực giúp bạn luôn giữ được tinh thần lạc quan, sẵn sàng hoàn thành mục tiêu, dự định của bản thân.
- Đồng cảm: Là khả năng nhận biết, thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của đối phương. Đây là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với thành công của bạn trong công việc cũng như các mối quan hệ xã hội.
- Kỹ năng xã hội: Là sự nhạy bén, khả năng xử lý tình huống cũng như dẫn người khác phản ứng theo hướng mà bản thân mong muốn. Những người có kỹ năng xã hội tốt thường thành công, có năng lực lãnh đạo, thuận lợi trong việc truyền cảm hứng cho người khác.
5 đặc điểm cơ bản của chỉ số trí tuệ cảm xúc
Chỉ số EQ thể hiện điều gì?
Trong cuộc sống, đặc biệt là khi tuyển dụng nhân sự hoặc giáo dục, nhiều người sẽ lựa chọn các bài test chỉ số EQ nhằm đánh giá khả năng trí tuệ cảm xúc. Những người có chỉ số EQ thường sẽ thể hiện rõ và dễ dàng nhận biết. Những người có chỉ số EQ cao thường mang lại nhiều tác động tích cực đến công việc và đời sống bao gồm:
- Các nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên lựa chọn vì bạn sở hữu năng lực lãnh đạo, khả năng tạo động lực cho bản thân và những người xung quanh đồng thời luôn tự chủ và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, năng suất làm việc hiệu quả.
- Phát triển các mối quan hệ với những người xung quanh và nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn khi bạn gặp khó khăn.
- Khả năng giao tiếp tốt giúp bạn tự tin hơn trong các mối quan hệ cũng như khi đưa ra quan điểm của mình.
- Quản lý thời gian một cách hiệu quả.
- Ứng biến nhanh với các tình huống, giúp bạn giải quyết nhanh những thay đổi đột ngột về cảm xúc từ đó thích nghi với hoàn cảnh hiệu quả hơn.
- Các vấn đề mâu thuẫn, xung đột được giải quyết triệt để và dễ dàng hơn.
Người có chỉ số EQ thường sở hữu năng lực lãnh đạo tốt
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, kết quả bài test chỉ số EQ chỉ mang tính chủ quan, tương đối. Bởi không phải ai cũng trả lời trung thực 100%, nhiều người có xu hướng trả lời chỉ để dành được điểm số EQ cao. Hơn nữa, cảm xúc là một khái niệm trừu tượng và mỗi người sẽ có sự khác nhau vì vậy không thể đo lường một cách chính xác được.
2. Cách test chỉ số EQ
Bạn có thể tự thực hiện các bài test chỉ số EQ có sẵn hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia. Một số cách test chỉ số EQ hiện nay là:
Bài test MSCEIT
Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT) là hình thức kiểm tra chỉ số EQ trực tuyến. Bạn sẽ phải trả lời hàng loạt các câu hỏi trong thời gian tối đa là 40 phút. Bài test chủ yếu tập trung vào cách chúng ta tiếp nhận và hiểu về thông tin từ đó hình thành nên suy nghĩ và cách quản lý cảm xúc. MSCEIT thường được sử dụng trong giáo dục, doanh nghiệp, nghiên cứu hoặc trị liệu.
Bài test tình huống về khả năng quản lý cảm xúc
Đây là cách kiểm tra thông qua hình thức trắc nghiệm để đánh giá mức độ quản lý cảm xúc của người thực hiện. Hình thức kiểm tra này thường được áp dụng để đo chỉ số trí tuệ cảm xúc của thanh thiếu niên từ 11 - 15 tuổi.
Bài test tình huống về sự hiểu biết cảm xúc
Bài kiểm tra này thường sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến cảm xúc và khả năng suy luận của con người. Bạn cần phải trả lời 42 câu hỏi trắc nghiệm, đáp án sẽ gồm 5 cấp độ:
- Hoàn toàn không đồng ý.
- Không đồng ý.
- Không có ý kiến.
- Đồng ý.
- Hoàn toàn đồng ý.
Có thể thực hiện các bài test chỉ số EQ để đánh giá năng lực trí tuệ cảm xúc
Phân tích chẩn đoán độ chính xác phi ngôn ngữ
Phân tích chẩn đoán độ chính xác phi ngôn ngữ (Diagnostic Analysis of Nonverbal Accuracy) là bài kiểm tra nhằm mục đích đánh giá khả năng tiếp thu và mã hóa phi ngôn ngữ của con người dựa trên 4 thang đo:
- Biểu cảm trên gương mặt.
- Ngôn ngữ/Giọng nói.
- Tư thế.
- Cử chỉ
Theo nhiều bài test chỉ số EQ, người có chỉ số cảm xúc từ 116 trở lên thì được xem là cao, nếu đạt trên 131 thì thuộc mức tối đa. Tuy nhiên, nhóm này chỉ chiếm khoảng 2% dân số toàn thế giới.
Người có EQ cao thường quản lý tốt cảm xúc của bản thân
Có nhiều cách giúp bạn tăng chỉ số EQ như đặt ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và dự định mỗi ngày, chú trọng đến việc chăm sóc bản thân, thường xuyên tự kiểm tra chỉ số cảm xúc của chính mình, tập hít thở, sống chậm và lắng nghe cơ thể, đặt câu hỏi để gợi sự tò mò về cảm xúc, tương tác nhiều hơn với người khác, sống tích cực, đọc sách,… Mỗi người sẽ sở hữu một thế mạnh riêng. Hãy tự tìm kiếm thế mạnh của chính mình và tận dụng nó để phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!