Tin tức
Tìm hiểu về tác dụng trị bệnh của cây đậu chiều
- 01/02/2024 |Các loại cây thảo mộc được ưa chuộng làm gia vị trong bữa ăn gia đình
- 01/02/2024 |Dược liệu cây hương bài: những điều cần biết trước khi sử dụng
- 01/02/2024 |Điểm danh 10 loại trái cây chứa nhiều kẽm không nên bỏ qua
1. Đặc điểm nhận diện cây đậu chiều
1.1. Đặc điểm sinh học
Cây đậu chiều(Cajanus cajan (L.) Millsp) còn được biết đến với các tên khác như: đậu chè, đậu săng, đậu thiều, đậu cọc rào. Đây là loài cây nhỏ có chiều cao trung bình 1 - 3m, có 3 lá chét nguyên, lá dạng kép mọc so le, hình mũi mác, đầu lá nhọn, cả hai mặt lá đều có lông mềm, mặt trên của lá nổi gân rõ với màu lục sẫm, mặt dưới của lá màu trắng nhạt.
Hạt đậu chiều vừa là thực phẩm bổ dưỡng vừa là dược liệu để chữa bệnh
Hoacây đậu chiềumọc thành chùm ở đầu cành và kẽ lá, màu vàng hoặc đỏ. Đài hoa có 4 răng đều và có lông mịn. Cánh hoa rộng, rụng sớm. Quả đậu chiều dài và dẹt, có lông, phần đầu quả nhọn, hạt mọc bên trong nhưng lồi lên rất rõ. Thời điểm cây ra hoa và kết quả vào khoảng tháng 1 - 3.
Tuy có thể dùng làm thực phẩm những hạt đậu chiều không được nhiều người ưa thích. Có thể dùng quả non để xào nấu như nhiều loại đậu khác. Khi quả chín thu hoạch bằng cách phơi khô sau đó đập lấy hạt.
1.2. Đặc điểm phân bố
Nguồn gốc cây đậu chiều xuất phát từ Ấn Độ rồi lan dần ra các nước Đông Nam Á. Từ 2000 năm trước Công nguyên, loài cây này đã có mặt ở châu Phi. Cây đậu chiều du nhập sang châu Mỹ, một số vùng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cùng với các cuộc chinh phục và buôn bán nô lệ. Hiện nay, loài cây này vẫn tập trung nhiều nhất ở phía Đông châu Phi và Ấn Độ.
Ở nước ta, cây đậu chiều được trồng lâu đời ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, vùng núi thấp và trung du Bắc Bộ. Đây là loại cây thường được trồng để tạo bóng ở đồi chè, cải tạo đất hoặc làm hàng rào.
Đậu chiều có khả năng thích ứng cao nhất trong điều kiện nhiệt độ 18 - 35 độ C với lượng mưa trung bình 600 - 1000mm/năm. Nơi có lượng mưa > 2000mm/năm có thể kích thích cây phát triển và sinh trưởng tốt nhất. Độ pH thích hợp nhất để cây đậu chiều sống tốt là 5 - 7.
Cây được trồng từ hạt, ra hoa và quả sau 3 - 4 tháng gieo trồng. Khi đến năm tuổi thứ 2 - 4 là thời điểm cây cho nhiều quả nhất.
2. Tác dụng của cây đậu chiều?
2.1. Tác dụng của cây đậu chiều theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã tìm ra trong lácây đậu chiềuchứa chất tanin catechin có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như: Escherichia piracoli, Staphylococcus aureus, Sitrobacter diversus, Salmonella enteridis, Shigella flexneri, Escherichia coli,...
Có thể dùng hạt cây đậu chiều để điều trị thiếu máu
Đã có những nghiên cứu cho thấy hạt đậu chiều có khả năng làm giảm đường huyết ở chuột cống có đường huyết bình thường. Đặc biệt, chất Aminoglycosid cai amylose trong hạt đậu chiều có tác dụng chống phát sinh hồng cầu hình liềm để hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu tế bào hình liềm.
2.2. Tác dụng của cây đậu chiều theo quan điểm y học cổ truyền
Y học cổ truyền dùng từng bộ phận của dược liệucây đậu chiềuvới các công dụng khác nhau:
- Phần lá chữa đau răng, viêm phổi, sỏi bàng quang, lậu, sởi, tiêu chảy, lỵ.
- Phần rễ chữamụn nhọt, sốt,viêm họng, ho.
- Phần hạt chữađái tháo đường, tăng tiết mồ hôi,bí tiểu, khó đại tiện.
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đậu chiều
3.1. Chữa cảm sốt, ho, mụn nhọt, sởi
- Chuẩn bị: 15g rễ cây đậu chiều, 10g kim ngân hoa, 10g sài đất.
- Cách thực hiện: cho tất cả dược liệu vào ấm sắc cùng một lượng nước phù hợp đến khi còn lại 1/3 nước thì chắt lấy nước uống.
3.2. Thanh nhiệt, giải khát, trị nóng trong
- Chuẩn bị: hạt đậu chiều.
- Cách thực hiện: sao vàng hạt đậu chiều rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
3.3. Chữa đau nhức răng hàm,chảy máu camở người cao tuổi
- Chuẩn bị: 10 lá đậu chiều, 1 thìa muối ăn
- Cách dùng: phần lá đậu chiều đem rửa sạch sau đó giã nát với muối và ngậm trong miệng 5 phút, vừa ngậm vừa nuốt phần nước được tiết ra cho trôi xuống cổ họng. Làm như vậy 2 - 3 lần/ngày.
3.4. Chữa sưng đau họng, cảm, ho
Có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:
- Bài thuốc thứ nhất
+ Chuẩn bị: một lượng bằng nhau gồm: phèn chua, rễ xạ can, rễ đậu chiều.
+ Cách dùng: đem tán bột mịn phần rễ xạ can và rễ đậu chiều. Hàng ngày, trộn lượng bột mịn đã xay trộn với phèn chua để uống.
- Bài thuốc thứ hai
Sao vàng hạt đậu chiều lên sau đó đem sắc cùng lượng nước phù hợp và chắt lấy nước uống.
Bị sưng đau họng có thể sắc hạt đậu chiều để uống
3.5. Chữa bệnh ban sởi kèm chướng bụng, đầy hơi, tiêu lỏng
- Chuẩn bị: 100g mỗi vị: lá đậu đậu chiều, hoa kinh giới, lá bạc hà, trần bì lâu năm, lức cây, củ bồ bồ, hậu phác, củ sả, hương phụ.
- Cách dùng: tất cả dược liệu đem sao vàng, tán nhuyễn thành bột mịn. Nếu là người lớn, mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột này pha với nước. Nếu là trẻ em thì chỉ dùng liều 1/2. Uống 2 - 3 lần/ngày.
3.6. Điều trị viêm nướu răng, trẻ bị sốt hoặc khóc đêm vì mọc răng
- Chuẩn bị: 5 - 7 lá cây đậu chiều đã chuyển màu tím thẫm trên mặt lá, 1/2 thìa muối.
- Cách thực hiện: lá đậu chiều đem rửa sạch rồi giã nát cùng với muối sau đó đem vắt lấy nước để uống.
3.7. Chữa ghẻ ngứa, viêm da gây ngứa
Cách đơn giản nhất là dùng lácây đậu chiềutươi, rửa sạch rồi nấu lấy nước cho trẻ tắm hàng ngày.
Trên đây là thông tin tham khảo về công dụng và cách dùng của dược liệucây đậu chiều. Để việc dùng dược liệu này chữa bệnh với thang thuốc phù hợp từng loại bệnh, đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc Đông y uy tín.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATEChãy liên hệ trực tiếp hotline1900 56 56 56để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!