Tin tức
Tư vấn: Đang có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?
- 07/12/2023 |Xét nghiệm nước tiểu có biết mang thai không?
- 13/12/2023 |Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
1. Bạn cần xét nghiệm nước tiểu trong trường hợp nào?
Nhờxét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh liên quan đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như gan, thận, tiết niệu hay thậm chí là bệnh đái tháo đường.
Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người khám bệnh lấy mẫu nước tiểu theo quy trình chuyên biệt, đảm bảo nước tiểu phải sạch, tươi và đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm thông thường.
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ phân tích được các bệnh về gan, thận, tiết niệu và bệnh tiểu đường
Thông thường, người khám bệnh sẽ được chỉ định lấy nước tiểu trong các trường hợp sau:
Bác sĩ cần mẫu nước tiểu để kiểm tra tổng quát định kỳ, đánh giá sức khỏe trước khi phẫu thuật, tầm soát sức khỏe, sàng lọc các bệnh lý có trong thận, gan, tim mạch.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lấy mẫu nước tiểu để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nhờ phân tích các đặc điểm trong nước tiểu, bác sĩ có thể giúp chúng ta phát hiện được nhiều căn bệnh như tiểu đường, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, bệnh liên quan tới thận và gan.
2. Sự ảnh hưởng của kỳ kinh đối với việc xét nghiệm nước tiểu
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra khi máu chảy ra ngoài đường âm đạo do sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung tạo thành. Chính vì vậy mà trong khi “rụng dâu”, nước tiểu sẽ lẫn với máu kinh, nước tiểu thu được không đáp ứng được yêu cầu của quy trình xét nghiệm thường quy.
Khi nước tiểu không sạch, không đủ tươi sẽ dẫn tới kết quả xét nghiệm sẽ sai lệch và việc chẩn đoán bệnh lý cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, phụ nữ cần chọn ngày xét nghiệm không trùng với kỳ kinh và báo với bác sĩ để chọn thời điểm khám bệnh phù hợp hơn.
Phụ nữ không nên xét nghiệm nước tiểu trong kinh nguyệt
3. Liệu phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?
Dựa trên các tác động của máu kinh đối với kết quả xét nghiệm, việc chị em phụ nữ lấy mẫu nước tiểu trong kỳ nguyệt san là không nên. Kinh nguyệt sẽ làm thay đổi các đặc điểm và tính chất vốn có của nước tiểu.
Vì vậy, nếu bạn đang trong kinh nguyệt hay sắp tới kỳ kinh thì hãy dời lịch khám hoặc thông báo cho bác sĩ để được tư vấn chọn ngày khám phù hợp. Dựa trên nước tiểu sạch kinh mới cho ra kết quả chính xác và chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe của bạn.
4. Một số điểm cần lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu
Nhiều bệnh nhân tới các cơ sở y tế để xét nghiệm, song lại không nắm rõ thời điểm lấy mẫu phù hợp cũng như các yêu cầu cơ bản của quy trình nên dễ xảy ra sai sót trong việc phân tích mẫu. Vì vậy mà người khám bệnh cần lưu lại một số điểm khi xét nghiệm nước tiểu để có kết quả chính xác nhất:
- Về thời điểm lấy mẫu nước tiểu: tốt nhất người bệnh nên lấy mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, sau khi thức giấc. Nếu không lấy được trong khoảng thời gian này, thì bạn cũng cần tuân thủ chỉ định của bệnh viện để lấy được mẫu nước tiểu sạch và đạt yêu cầu.
- Thông báo bác sĩ bạn đang sử dụng thuốc nào, bởi một số loại thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết. Tốt nhất, bạn nên ngừng sử dụng thuốc để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
- Không nên xét nghiệm vàochu kỳ kinh nguyệtđối với chị em phụ nữ bởi vì các yếu tố có trong dịch tiết âm đạo có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
- Để tránh ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu, trước khi xét nghiệm, bạn nên hạn chế các thực phẩm sẫm màu như rau dền đỏ, củ dền, thanh long. Bởi vì màu sắc của nước tiểu là một trong những yếu tố giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến sức khỏe của chúng ta.
- Uống nước vừa phải trước khi xét nghiệm, không nên uống quá nhiều nước, đặc biệt là nước ngọt, nước có ga hay các chất kích thích.
- Nếu bạn cần lấy nước tiểu giữa dòng, hãy chú ý vệ sinh thật sạch sẽ vùng niệu đạo và bàn tay, có thể mang găng tay y tế, sau đó đi tiểu một lượng vừa phải, ngưng giữa dòng rồi lấy nước tiểu vào vật dụng chứa mẫu nước tiểu.
Chọn thời điểm thích hợp xét nghiệm nước tiểu để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất
Như vậy, xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp dùng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể như gan, thận, niệu đạo. Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?” để chị em có thể lựa chọn thời gian thích hợp để thăm khám và có kết quả chính xác nhất.
Bên cạnh đó, để có được kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh cần tìm kiếm một địa chỉ y tế có trang bị máy móc hiện đại và có đội ngũ y, bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm. Trong đó, một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín hiện nay phải kể đến Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC là thương hiệu chăm sóc sức khỏe uy tín đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động. Hiện MEDLATEC sở hữu 01 Bệnh viện đa khoa; 12 Phòng khám đa khoa; 30 phòng khám chuyên khoa xét nghiệm; 200 văn phòng lấy mẫu tận nơi trên toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Đặc biệt, MEDLATEC còn có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vô cùng tiện lợi. Khách hàng chỉ cần liên hệ đặt lịch, nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến địa chỉ khách hàng yêu cầu lấy mẫu để xét nghiệm. Sau khi hoàn tất, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn hướng dẫn tra cứu và có bác sĩ gọi điện tư vấn kết quả.
Dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC hiện được đông đảo khách hàng lựa chọn
Để được tư vấn thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, bạn có thể liên hệ đến số tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!