Tin tức
Từng mắc cúm A có bị lại không? Phòng bệnh như thế nào?
- 27/07/2022 |Trẻ cúm A nên ăn gì và mẹo chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bệnh
- 14/07/2023 |Các triệu chứng cúm A ở trẻ cha mẹ cần biết
- 29/12/2023 |Xét nghiệm cúm A bằng cách nào chính xác và tốt nhất?
1. Cúm A có nguy hiểm không? Có thể lây qua những đường nào?
Các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1 và H7N9. Khi nhiễm loại virus này, người bệnh có thể khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, với những người sức đề kháng yếu, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người già,bà bầu, người bệnh,... thì cúm A lại có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nặng nề.
Sổ mũi có thể do virus cúm A
Một số biến chứng của cúm A như viêm tai giữa, viêm phổi, phù não, mẹ bầu nhiễm cúm A có nguy cơ sinh con dị tật,... Thậm chí, những trường hợp biến chứng nặng mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Chim hoang dã và một số loại gia cầm có thể lây truyền cúm A sang cho người. Cúm A còn có thể lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp, trong một số tình huống như nói chuyện với người bệnh, tiếp xúc với dịch mũi của bệnh nhân, đứng cạnh khi người bệnh hắt xì hơi,...
Ở ngoài môi trường, virus có thể tồn tại khoảng 48 giờ đồng hồ. Điều này có nghĩa là khi tiếp xúc với những đồ dùng có virus cúm A bạn cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Chẳng hạn, khi loại virus này từ cơ thể người bệnh phát tán vào tay nắm cửa. Trong khoảng 48 giờ sau đó, nếu bạn vô tình chạm tay vào tay nắm cửa, sau đó đưa tay lên miệng hay mũi thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh.
2. Đã nhiễm cúm A có bị lại không?
Rất nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề “cúm A có bị lại không”. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân đã từng mắc cúm A không nên chủ quan vì căn bệnh này vẫn có thể bị tái nhiễm. Ngay sau khi vừa khỏi bệnh, hệ miễn dịch của bệnh nhân hoạt động kém hoặc vô tình tiếp tiếp xúc với chủng virus cúm A khác thì khả năng mắc bệnh lại là hoàn toàn có thể.
Đã nhiễm cúm A vẫn có thể bị lại
Hơn nữa, qua thời gian, virus có thể biến đổi rất phức tạp. Chúng có thể ngày càng mạnh mẽ hơn và tấn công người bệnh bất cứ lúc nào. Những trường hợp dễ bị nhiễm cúm A là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, bà bầu, người bệnh,...
3. Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa cúm A
3.1 Chăm sóc người bệnh mắc cúm A bằng cách nào?
Phần lớn những trường hợp mắc cúm A có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Những phương pháp này thường đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả rất cao. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:
- Cách ly: Nếu đã được xác định là nhiễm cúm A, thì bệnh nhân cần cách ly với người xung quanh để tránh lây nhiễm. Người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối trong phòng riêng và thời gian cách ly ít nhất là 7 ngày hoặc đến khi hết triệu triệu chứng và có xét nghiệm là âm tính.
Người bệnh nên đeo khẩu trang và cách ly tại phòng riêng
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh: Những triệu chứng của bệnh như sốt, sưng hay đau họng,... thường khiến cho người bệnh rấtmệt mỏi, ăn không ngon miệng, không muốn ăn. Tuy nhiên, đây lại là lúc mà cơ thể cần được bồi bổ để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus. Do đó, người nhà cần chú trọng đặc biệt đến việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Nên lựa chọn cho người bệnh những món dễ ăn, chẳng hạn như các loại cháo, các loại súp, sữa hay nước ép trái cây,... Bên cạnh đó, hãy ưu tiên cho bệnh nhân ăn những món ăn dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo có nhiều dinh dưỡng.
- Thường xuyên tắm rửa: Nhiều người cho rằng bị cúm A nên kiêng tắm để hạn chế biến chứng và sớm khỏi bệnh. Tuy nhiên, những quan điểm này là chưa đủ cơ sở khoa học. Người bệnh nhiễm virus cúm A nên thường xuyên tắm rửa để đảm bảo cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý tắm bằng nước ấm và nên tắm trong phòng kín gió. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú trọng đến việc vệ sinh tai mũi họng, có thể dùng nước muối để vệ sinh, thực hiện ngày 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
- Trường hợp được kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc để hạn chế hậu quả nghiêm trọng, phổ biến nhất là tình trạng khángthuốc kháng sinh, ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh về sau.
3.2 Phương pháp phòng ngừa cúm A
Ngoài thắc mắccúm A có bị lại không, bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề phòng tránh bệnh. Cụ thể, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi đến những nơi có đông người. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, có thể dùng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn. Nếu đang xảy ra dịch bệnh hoặc ở những thời điểm dịch dễ bùng phát thì nên tránh đến những nơi công cộng, chỗ đông người.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở: Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và thoáng mát không chỉ khiến bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu mà còn là yếu tố quan trọng giúp phòng tránh được nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm cúm A. Bạn có thể dùng cồn để vệ sinh những đồ vật mà các thành viên trong gia đình thường xuyên tiếp xúc.
Nên đi khám nếu cơ thể có biểu hiện bất thường
- Thăm khám kịp thời: Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như sốt cao,ho nhiều,nghẹt mũi,... nhất là khi đang xảy ra dịch bệnh, thì bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh.
- Cách ly để giảm lây nhiễm cho người thân, bạn bè cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chữa bệnh.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nên ưu tiên ăn các loại rau xanh. Bên cạnh đó, cần tập luyện mỗi ngày để năng cao sức đề kháng cho cơ thể.
-Tiêm vắc xinphòng cúm: Mỗi năm nên tiêm nhắc lại một lần.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nhiễmcúm A bị lại khôngvà những hướng dẫn chăm sóc người bệnh cũng như phòng cúm A hiệu quả. Nếu có biểu hiện nghi ngờ nhiễm cúm A và có nhu cầu đặt lịch khám và chữa bệnh, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!