Tin tức

Suy thận mạn tính do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 10/06/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Suy thận mạn tính là có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến sự sống vì chức năng thận ngày càng suy giảm. Để hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết cho đến phương pháp điều trị bệnh lý này, bạn có thể tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân nào gây nên suy thận mạn tính?

Suy thận mạn tínhkhông phải là bệnh lý xuất hiện đột ngột mà là sự tái diễn kéo dài, thường xuyên của tình trạng mất chức năng đào thải ở thận do các nguyên nhân:

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnhsuy thậnmạn tính

- Cao huyết áp

Huyết ápcao là một yếu tố nguy cơ khác cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới thận. Huyết áp cao theo thời gian sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu trong thận, dẫn đến tổn thương và làm giảm khả năng hoạt động của thận.

- Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm nhiễm các cầu thận - đơn vị chức năng của thận. Nếu không điều trị hiệu quả bệnhviêm cầu thận, người bệnh có thể bị tổn thương chức năng thận vĩnh viễn.

- Bệnhthận đa nang

Bệnh thận đa nang là một rối loạn di truyền, trong đó có rất nhiều nang chứa đầy dịch phát triển tại thận, gây suy giảm chức năng thận.

- Đái tháo đường

Sự tăng lên củachỉ số đường huyếttrong một thời gian dài rất dễ gây làm tổn thương cho các mạch máu nhỏ bên trong thận. Điều này là nguyên nhân chính khiến chức năng lọc máu ở thận bị suy giảm.

- Các yếu tố khác

Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng tiết niệu cao và tắc nghẽn đường tiết niệu cũng là nguyên nhân thường gặp của suy thận mạn. Ngoài ra, bệnhsuy thận mạncũng có thể xuất phát từ quá trình sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài (như thuốc chống viêm không steroid) và các bệnh tự miễn.

2. Triệu chứng bệnh suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính là một bệnh lý tiến triển từ từ nên triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi chức năng thận suy giảm dần, các triệu chứng suy thận mạn tính bắt đầu xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian:

2.1. Suy nhược,mệt mỏi

Mệt mỏi và suy nhược là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhânsuy thận mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu do:

- Thận không hoạt động hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ của chất thải và độc tố trong máu, gây ra cảm giác mệt mỏi và yếu ớt ở người bệnh.

- Suy thận có thể dẫn đến thiếu máu do giảm sản xuất hormone erythropoietin tạo ra hồng cầu.

Mô phỏng tổn thương thận trong bệnh suy thận mạn tính

Mô phỏng tổn thương thận trong bệnh suy thận mạn tính

2.2. Phù nề

Phù nề, đặc biệt là ở chân, mắt cá chân và đôi khi ở tay và mặt, là dấu hiệu rõ ràng của suy thận mạn tính. Nguyên nhân khiến người bệnh bị phù nề chủ yếu do:

- Thận không loại bỏ đủ lượng nước dư thừa và natri khiến cho những thành phần này tích tụ dịch trong cơ thể.

- Mất cân bằng natri và kali.

2.3. Khó thở

Khó thở có thể xảy ra do:

- Lượng dịch dư thừa không được thận loại bỏ có thể tích tụ trong phổi.

- Thiếu hồng cầu làm giảm lưu lượng oxy cung cấp đến mô và cơ quan.

2.4. Tăng huyết áp

Sở dĩtăng huyết ápcó thể là triệu chứng cảnh báo suy thận mạn bởi vì tình trạng này làm mạch máu bị tổn thương, máu không đủ cung cấp cho mô thận nên chức năng lọc chất thải của thận bị suy yếu. Theo thời gian, chất lỏng ngày càng tích tụ nhiều trong cơ thể và người bị suy thận mạn phải lọc máu, ghép thận.

2.5. Tiểu ít hoặc không tiểu

Bệnh nhân bị suy thận mạn tính cũng rất dễ xuất hiện triệu chứng đi tiểu ít hoặc không tiểu do:

- Thận mất khả năng lọc và loại bỏ chất thải khiến cho lượng nước tiểu giảm đi rõ rệt.

- Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể ngừng tiểu hoàn toàn. Đây là triệu chứng cho thấy mất chức năng thận.

2.6. Ngứa ngáy

Ngứa da là một triệu chứng phổ biến ở suy thận mạn vì:

- Chất thải và độc tố tích tụ trong máu không được thận loại bỏ.

- Sự mất cân bằng của các khoáng chất như phốt pho và canxi bên trong cơ thể.

2.7.Buồn nônvà nôn

Buồn nôn và nôn có thể làtriệu chứng suy thận mạnvì:

- Sự tích tụ của ure và các loại chất thải trong máu.

- Suy thận ảnh hưởng đếnhệ tiêu hóa, làm giảm cảm giác thèm ăn và gây ra các vấn đề tiêu hóa.

2.8. Thay đổi màu sắc da

Ngườibị suy thận mạndễ bị thay đổi màu sắc da vì:

- Chất thải không được đào thải ra khỏi cơ thể nên bị tích tụ trong máu, làm cho da chuyển sang màu xám hoặc vàng.

- Thiếu máu gây hiện tượng da nhợt nhạt và xanh xao.

- Da có thể bị khô và dễ bị kích ứng, nổi mụn hoặc xuất hiện ban đỏ.

2.9.Chóng mặtvà mất tập trung

Chóng mặt và mất tập trung ở bệnh nhân suy thận mạn là kết quả từ:

- Sự suy giảm số lượng hồng cầu khiến cho oxy cung cấp cho não giảm xuống.

- Chất thải ứ đọng trong máu gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não.

2.10. Triệu chứng khác

- Hơi thở có mùi khai do thận không thể loại bỏ ure nên dẫn đến sự tích tụ của ure trong máu.

- Đau lưng hoặc đau bên hông.

-Đau thắt lưngdữ dội vìsỏi thậnhoặc đường tiểu bị tắc nghẽn.

3. Chẩn đoán và điều trị suy thận mạn tính

3.1. Chẩn đoán

Người có các triệu chứng nghi ngờ tổn thương thận cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm

Người có các triệu chứng nghi ngờ tổn thương thận cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm

Chẩn đoán suy thận mạn tínhthường bao gồm các xét nghiệm:

-Xét nghiệm máu: đo nồng độ creatinin và ure có trong máu. Bình thường, những chất này được thận loại bỏ khỏi máu nên nếu kết quả xét nghiệm cho chỉ số creatinin và ure ở mức cao thì có thể là do suy giảm chức năng thận.

-Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra sự hiện diện của protein, máu và một số chất khác có thể chỉ ra tổn thương thận.

-Siêu âmhoặc CT-Scanner: xem xét cấu trúc và kích thước của thận để phát hiện bất thường.

- Sinh thiết thận: xác định nguyên nhân chính xác của suy thận.

3.2. Điều trị

Điều trịsuy thận mạn tínhtập trung vào mục đích làm chậm tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng:

- Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối và chất béo, nhiều trái cây và rau quả có thể giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết.

- Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn để cải thiện huyết áp và sức khỏe tim mạch.

- Dùng thuốc

+ Thuốc hạ huyết áp như ACE inhibitors hoặc ARBs giúp giảm áp lực lên thận và làm chậm tiến triển của suy thận.

+ Thuốc điều trịđái tháo đườngkiểm soát đường huyết ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận.

+ Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ nước dư thừa và giảm phù nề.

- Lọc máu

Khi suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối, lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo là cần thiết để loại bỏ chất thải và nước dư thừa khỏi máu.

- Ghép thận

Ghép thận là giải pháp lâu dài cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, việc tìm được thận phù hợp để ghép là rất khó khăn nên vẫn là phương pháp điều trị còn gặp nhiều thử thách.

Suy thận mạn tính là bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Chú ý đến lối sống và thói quen hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ gây suy thận, kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về thận,... là cách duy nhất để bảo vệ chức năng thận.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán bệnhsuy thận mạn tínhcó thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATECqua tổng đài1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map