Tin tức
9 dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần lưu ý
- 16/05/2022 |Viêm tai giữa ở người lớn: triệu chứng và phương pháp điều trị
- 18/05/2022 |Bệnh viêm tai giữa: phân loại, dấu hiệu và điều trị
- 18/05/2022 |Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?
1. Nguyên nhân trẻ viêm tai giữa
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bịviêm tai giữa, bao gồm nguyên nhân chính và những yếu tố có nguy cơ gây bệnh.
Nguyên nhân chính
Thông thường, bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường xảy ra do virus,vi khuẩn. Cụ thể, khi trẻ bị sốt, đau họng, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp,… thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong tai thông qua dịch, đờm. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm tai, chảy dịch vàng, có mủ trong tai.
Virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai gây nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ
Giai đoạn trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa nhiều nhất là từ khi mới sinh đến lúc 2 tuổi. Bởi lúc này cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch cơ thể cũng còn yếu. Đặc biệt, khi cấu trúc tai chưa hoàn thiện thì bên trong tai của trẻ sẽ liên kết với mặt sau của cổ họng bằng ống thính giác. Ống này sẽ mở ra để chất lỏng, chất thải dư chảy ra ngoài.
Song nếu ống này bị tắc hay sưng viêm thì chất lỏng, chất thải sẽ bị tồn đọng và gây tình trạng nhiễm trùng, kết quả khiến trẻ bị viêm tai giữa.
Những yếu tố có nguy cơ gây bệnh
Trẻ bị ốm, ho, sốt,cảm lạnhlàm đờm, dịch mũi lây lan sang tai.
Trẻ bị dị ứng với sự thay đổi của thời tiết, thực phẩm,…
Vì sống trong môi trường có khói thuốc lá hay thường xuyên hít khói thuốc lá cũng khiến trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này.
Khi tắm rửa vệ sinh cho trẻ để nước đọng vào trong tai mà không lau khô ngay sau đó.
Khi trẻ bơi mà bị nước vào lỗ tai hoặc phụ huynh dùng nút chặn cho chúng khi bơi.
Cha mẹ áp dụng quy trình vệ sinh không đúng.
Khi cho trẻ bú các mẹ không giữ đúng tư thế nằm làm sữa mẹ sặc lên mũi bé, trào sang tai và gây viêm tai.
2. Top 9 dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
Hàng ngày, khi chăm sóc bé nếu thấy có một trong 9 dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa dưới đây thì bố mẹ cần mau chóng đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Đau tai, không để cha mẹ động vào tai là những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
Thứ nhất, trẻ bịđau đầu, sốt cao lên đến 39 độ C.
Thứ hai, trẻ bị đau tai và không để cha mẹ động vào tai.
Thứ ba, trẻ có xu hướng dùng tay dụi hay kéo vành tai ra rồi khóc.
Thứ tư, trẻ khó ngủ và thường xuyên quấy khóc.
Thứ năm, trẻ bỏ ăn, cảm giác ăn không ngon.
Thứ sáu, trẻ đi ngoàitiêu chảy.
Thứ bảy, ống tai của bé có dịch vàng hay mủ chảy ra.
Thứ tám, trẻ chậm phản ứng với các âm thanh.
Cuối cùng, trẻ bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại.
3. Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Không chỉ nắm rõ dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa mà bố mẹ cũng cần nắm rõ cách phòng ngừa bệnh này. Bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì để trẻ bị viêm tai giữa sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị thì ngay từ đầu cần chủ động phòng ngừa.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi
Nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Theo nghiên cứu, trong sữa mẹ có kháng thể giúp phòng chống bệnh tật, vì vậy không nên cai sữa sớm cho trẻ. Ít nhất để trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Trẻ bú mẹ hay bú bình cũng đều lưu ý, tránh không cho bé nằm vì rất dễ bị sặc sữa lên vùng mũi, tai. Đây được xếp vào danh sách những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tai, trong đó có viêm tai giữa.
Tai của trẻ lúc nào cũng cần được vệ sinh sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm.
Trong quá trình tắm gội không để nước chảy vào tai bé.
Tuyệt đối không tự ý dùng tăm bông lau tai bé ở sâu bên trong.
Tránh sử dụng các loại dụng cụ ráy tai hay lau tai khi bé bị ngứa.
Tiêm chủng cho trẻ đúng lịch trình quy định.
Để bé tránh xa khói thuốc lá và các khói bụi độc hại.
Không tự ý dùng tăm bông ráy tai cho bé để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Đối với trẻ trên 2 tuổi
Không cho trẻ bơi hay tắm ở khu vực nguồn nước bẩn.
Không để nước vào tai trẻ khi tắm gội.
Khi trẻ bú bình phải giữ cho bé tư thế ngồi thẳng, không trẻ nằm uống sữa vì rất dễ bị sặc lên vùng mũi, tai.
Vệ sinh tai trẻ sau khi tắm xong bằng khăn vải mềm hay tăm bông, song cần nhớ không được đưa tăm bông vào sâu bên trong tai trẻ mà chỉ nên dùng ở bên ngoài.
Không nên cho trẻ sống ở khu vực có mùi thuốc lá, khói thuốc, đảm bảo giữ gìn môi trường sống cho mọi người.
4. Cách điều trị trẻ viêm tai giữa
Khi thấy con có những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp điều trị sau:
Chữa trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa ở trẻ như thuốc nhỏ tai Ciprodex, Ciprofloxacin 0.3%, Earex Plus hay thuốc điều trị Hydrocortison, Ofloxacin Otic, Otosan,… Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Điều trị chuyên khoa
Dựa vào kết quả chẩn đoán tình trạng trẻ viêm tai giữa nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nhẹ, trẻ có thể điều trị tại nhà, kê thuốc để uống hoặc nhỏ vào tai,… Đồng thời, đưa bé tái khám theo lịch của bác sĩ điều trị. Nếu tình trạng nặng, bé có thể được chỉ định điều trị nội khoa.
Cần cho trẻ đi khám sớm nếu thấy có dấu hiệu của viêm tai giữa
Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trang thiết bị y khoa hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi sẽ điều trị hiệu quả bệnh viêm tai giữa cho trẻ em. Nếu bạn nghi ngờ con gặp vấn đề sức khỏe ở tai, có dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa thì có thể gọi đến hotline1900 56 56 56để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!