Tin tức
Bác sĩ giải đáp: có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai?
- 14/10/2020 |Những điều cần biết khi mang thai mẹ bầu nào cũng cần thuộc lòng
- 15/10/2020 |Những loại vắc xin mà mẹ bầu cần phải tiêm phòng trước khi mang thai
- 22/10/2020 |Phương pháp phòng và điều trị viêm gan B khi mang thai
1. Những lý do có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai
Tổ chức WHO đã khuyến cáo, tiêm phòng vắc xin trước khi có bầu là cách hiệu quả nhất để tránh các rủi ro sức khỏe cho chính mẹ và trẻ trong suốt thời gian thai kỳ.
Chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai là điều các bà mẹ mong muốn
Dưới đây là những lý docó nêntiêm vắc xintrước khi mang thai:
1.1. Mẹ bầu và thai nhi là đối tượng sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh và diễn tiến bệnh nặng cũng cao hơn do hệ miễn dịch hoạt động kém hơn bình thường. Thai nhi trong bụng mẹ không có khả năng tự bảo vệ sức khỏe bản thân, chỉ có thể dựa vào sự bảo bọc của người mẹ. Vì thế nếu mẹ bầu trong thời gian nhạy cảm này mắc bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ cao thai nhi cũng bị tác động xấu.
Ảnh hưởng nhẹ là suy giảm sức khỏe sản phụ nhưng nếu ảnh hưởng nặng, thai có thể bị dị tật, ngừng phát triển, sinh non, thậm chí thai chết non. Khi biến chứng đã xảy ra với thai nhi, việc can thiệp điều trị sẽ rất khó đạt hiệu quả điều trị mong muốn. Vì thế phòng ngừa là biện pháp được khuyến cáo, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi trong thời kỳ nhạy cảm này.
Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường giảm hơn so với bình thường
1.2. Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi
Những bệnh truyền nhiễm sau nếu người mẹ mắc phải trong thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến bào thai là rất lớn, tiêu biểu như:
Bệnh sởi: Sởi không phải là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với người bình thường, song nếu mẹ bầu mắc phải thì thai nhi có thể bị dị dạng, sinh non, sảy thai,...
Rubella: Mắc Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến đến 90% thai nhi bị dị tật một hoặc nhiều cơ quan như: tai, mắt, não,… thậm chí gây thai lưu hoặc sinh non.
Quai bị: Mắc quai bị trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ thì nguy cơ gây dị tật bẩm sinh hoặc thai chết lưu rất cao.
Bệnh cúm: Cúm với người khỏe mạnh là bệnh lý không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu mẹ bầu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật thai nhi.
Viêm gan B: Viêm gan B có thể lây truyền cho trẻ trong quá trình sinh nở, virus dễ gây hại, dẫn tới xơ gan, ung thư gan ở trẻ trưởng thành.
Thủy đậu:Bệnh thủy đậuở bà bầu rất nguy hiểm, đặc biệt là nếu mẹ đang ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, có thể để lại biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
1.3. Thai nhi được nhận miễn dịch từ mẹ
Việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ trước khi mang thai và khi mang thai giúp trẻ khi chào đời được nhận miễn dịch thụ động từ người mẹ. Điều này rất quan trọng, giúp trẻ được tăng cường sức đề kháng ngay khi còn trong bụng mẹ, tránh được nguy cơ mắc bệnh trong những năm tháng đầu đời.
Tiêm vắc xin trước khi có bầu giúp mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ
Vì những lợi ích nhận được, phụ nữ dự định mang thai cần sắp xếp thời gian tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết đúng lịch để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và thai nhi. Nhiều chị em lo lắng về vấn đề an toàn khi tiêm vắc xin, tuy nhiên nếu tuân thủ các quy định an toàn tiêm chủng, việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đều rất an toàn.
2. Nên tiêm phòng vắc xin nào trước khi mang thai?
Dưới đây là các loại vắc xin được khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi mang thai ở thời điểm thích hợp:
2.1. Vắc xin kết hợp MMR
Vắc xin 3 trong 1 này còn viết tắt là MMR được khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 2 tháng hoặc lâu hơn. Vắc xin giúp cơ thể người phụ nữ có kháng thể chống lại virus gây 3 bệnh truyền nhiễm thường gặp và nguy hiểm với thai nhi.
Ngoài nguy cơ gây sảy thai, dị tật bẩm sinh nghiêm trọng không thể can thiệp điều trị, 3 bệnh lý truyền nhiễm này cũng nguy hiểm với bản thân người mẹ khi hệ miễn dịch trong thai kỳ suy giảm.
2.2. Vắc xin cúm
Cúm là bệnh thường gặp và dễ lây lan, đặc biệt trong mùa dịch ở Việt Nam. Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng vắc xin cúm vào thời điểm tiêm hàng năm (cuối tháng 10), trước hoặc bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ đều an toàn.
Vắc xin cúm có thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ
Tuy nhiên để tránh việc đi lại và tiêm phòng trong thai kỳ, mẹ nên sắp xếp tiêm vắc xin cúm trước thai kỳ, có thể tiêm cùng đợt với vắc xin 3 trong 1 để tiện lợi nhất.
2.3. Vắc xin viêm gan B
Với người phụ nữ có nguy cơ cao mắc viêm gan B như: từng tiếp xúc với máu và dịch cơ thể (thường lây khi ăn uống chung, đồ dùng cá nhân chung, quan hệ tình dục không an toàn,…) của người bệnh trong thời gian gần đây được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin.
Cơ thể mẹ sẽ hình thành kháng thể, chống lại virus viêm gan B nếu không may lây nhiễm trong thai kỳ, tránh gây hại cho trẻ. Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B, trẻ sinh ra rất dễ bị lây nhiễm do tiếp xúc với máu và dịch cơ thể mẹ trong quá trình sinh. Trẻ mắc virus viêm gan B sớm khi sức đề kháng cơ thể yếu rất dễ bịxơ gan, suy gan hoặc ung thư gan,...
Tùy vào định lượng kháng thể viêm gan virus sẽ có phác đồ tiêm hợp lý, đối với trường hợp không có kháng thể sẽ cần tiêm 3 mũi trong 6 tháng. Nếu bạn muốn hoàn thành tiêm vắc xin trước khi mang thai thì hãy sắp xếp thời gian hợp lý. Không chỉ người phụ nữ mà người chồng cũng nên tiêm phòng vắc xin, tránh mắc bệnh và lây nhiễm sang vợ.
Tiêm phòng thủy đậu cần hoàn tất trước khi mang thai
2.4. Vắc xin phòng thủy đậu
Nếu phụ nữ chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm phòng nhưng kháng thể cơ thể không đủ mạnh để chống lại bệnh nên tiêm phòng vắc xin này trước khi mang thai. Tiêm phòng thủy đậu cần hoàn tất trước khi mang thai ít nhất 2 tháng.
Hi vọng thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắccó nên tiêm vắc xin trước khi mang thaikhông? Nếu cần tư vấn, lên lịch tiêm và giải đáp những thắc mắc về tiêm phòng trước khi mang tai, khách hàng vui lòng liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!