Tin tức
Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm nội tiết là gì?
- 11/07/2020 |Xét nghiệm nội tiết tố nam và nữ là gì, khi nào nên thực hiện?
- 21/04/2020 |Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân và các biểu hiện điển hình
- 16/07/2020 |Dấu hiệu cho thấy bạn đang mất cân bằng nội tiết tố nữ
1. Xét nghiệm nội tiết là gì?
Xét nghiệm nội tiếtthực chất là nhiều những xét nghiệm nhỏ giúp đo lường hàm lượng các chỉ số hormone quan trọng trong cơ thể, từ đó theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản chung và khả năng mang thai nói riêng.
Kết quả xét nghiệm nội tiết tố cũng giúp bác sĩ sớm phát hiện những vấn đề bất thường của hệ nội tiết để từ đó nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời. Phụ nữ được khuyên nên định kỳ mỗi năm 2 lần làm xét nghiệm nội tiết tố.
Phụ nữ được khuyên nên định kỳ mỗi năm 2 lần làm xét nghiệm nội tiết tố
2. Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm nội tiết là gì?
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người mà bác sĩ có thể chỉ định làm một, một số hay nhiều các xét nghiệm nội tiết tố khác nhau. Có 7xét nghiệm nội tiết tố nữbao gồm:xét nghiệm Estrogen, xét nghiệm Progesterone, xét nghiệm AMH, LH, FSH, xét nghiệm Prolactin và Testosterone.
Dưới đây là ý nghĩa của từng xét nghiệm:
2.1. Xét nghiệm Estrogen
Được sản xuất tại buồng trứng, Estrogen là một trong những hormone sinh dục nữ quan trọng nhất. Hormone này được chia thành 3 dạng phổ biến:
- Estrone hay E1.
- Estradiol hay E2: là dạng phổ biến nhất và cũng là dạng có hoạt lực mạnh nhất trong 3 dạng của Estrogen. Khi nồng độ E2 vượt ngưỡng cho phép có thể dẫn đến những thay đổi không tốt ở cơ thể người phụ nữ như: rụng tóc, nhức đầu, chu kỳ kinh không đều hay nguy cơ cao mắc ung thư vú,... Ngoài ra, cảm xúc và tâm lý của người phụ nữ cũng phải chịu những tác động nhất định như thường xuyên khó chịu, không kiểm soát cảm xúc, cảm xúc thay đổi thất thường,...
- Estriol hay E3: phụ nữ mang thai thường được chỉ định kiểm tra nồng độ hormone này. Xét nghiệm có thể phản ánh các vấn đề liên quan đến sức khỏe thai nhi nếu đo được hàm lượng Estriol tăng giảm bất thường.
Estrogen là một trong những hormone sinh dục nữ quan trọng nhất
Một số trường hợp cụ thể thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Estrogen như:
- Rối loạnchu kỳ kinh nguyệt.
- Sau mãn kinh thấy âm đạo chảy máu bất thường.
- Nữ giới dậy thì sớm hoặc muộn.
- Xét nghiệm Estrogen ngoài ra cũng được sử dụng với mục đích theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hormone trong quá trình thăm khám vàđiều trị vô sinh.
2.2.xét nghiệm Progesterone
Nồng độ Progesterone cao ở phụ nữ mang thai được coi là hoàn toàn bình thường vì đây là hormone cần thiết cho việc bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, phụ nữ bình thường chỉ nên duy trì nồng độ này ở mức nhất định. Sự tăng cao quá mức của Progesterone có thể gây cho người phụ nữ cảm giác mệt mỏi, ham muốn suy giảm, mọc mụn trứng cá, đau ngực hay trầm cảm.
Đồng thời sự cân bằng giữa estrogen và progesterone cũng cần được duy trì để không làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự rụng trứng.
2.3.xét nghiệm AMH
Hiện nay, trong công tác chẩn đoán và điều trị vô sinh - hiếm muộn, xét nghiệm được đánh giá là có kết quả chính xác nhất phải kể đến xét nghiệm AMH.
AMH là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất trong việc chẩn đoán và điều trị hiếm muộn
Với những trường hợp nữ giới cần can thiệp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, nồng độ hormone AMH nếu quá thấp có thể khiến cơ thể đáp ứng kém với thuốc kháng sinh. Ngược lại, nồng độ AMH cao quá cũng không tốt vì có thể dẫn đến vô sinh do mắc chứng quá kích buồng trứng.
Ngoài ra, các xét nghiệm khác như LH, FSH, Prolactin,... cũng đều góp phần hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Bên cạnh xét nghiệm nội tiết, trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thêm chụp chiếu hoặc siêu âm.
3. Nên làm xét nghiệm nội tiết tố khi nào?
Phụ nữ nên làm xét nghiệm nội tiết tố định kỳ để kiểm tra và theo dõi, đặc biệt cần thực hiện ngay khi có các biểu hiện như sau:
- Chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường, kinh ra rất nhiều hoặc rất ít.
- Bị vô kinh (thứ phát hoặc nguyên phát).
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Có các triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang: tâm trạng thất thường, tăng cân, lông rậm, kinh nguyệt không đều,...
- Thăm khám vàđiều trị vô sinh hiếm muộn.
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố
4. Những lưu ý trước khi xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm nội tiết được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thông thường. Tuy nhiên, khác ở chỗ là người bệnh không cần thiết phải nhịn ăn uống trước khi làm xét nghiệm nội tiết.
Một điều khác cần lưu ý đó là bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, nhất là các loại thuốc hormone và thuốc tránh thai vì có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
5. Thời điểm tốt nhất để làm các xét nghiệm nội tiết là gì?
Nồng độ các hormone nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có thể thay đổi tùy theo ngày chứ không phải lúc nào cũng như nhau. Do đó, việc nắm được thời điểm tốt nhất để làm các xét nghiệm nội tiết là cần thiết.
Mỗi xét nghiệm nội tiết tố sẽ được thực hiện ở những thời điểm khác nhau ở mỗi người căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt của từng người đó. Thông thường bác sĩ sản phụ khoa chỉ định xét nghiệm nội tiết vào ngày 2 - 3 chu kỳ kinh nguyệt.
- Xét nghiệm LH, FSH, E2: trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 - 4 của kỳ kinh.
- Xét nghiệm Progesterone: ngày thứ 21 - 22 của kỳ kinh.
- Xét nghiệm Estrogen, Testosterone, Prolactin: có thể thực hiện bất cứ lúc nào tùy vào mục đích xét nghiệm;
Mỗi xét nghiệm nội tiết tố sẽ được thực hiện ở những thời điểm khác nhau
Bạn đọc không cần quá lo lắng về thông tin về thời điểm làm xét nghiệm nội tiết tố vì trước khi làm xét nghiệm, tại bước thăm khám lâm sàng bác sĩ cũng sẽ nhắc nhở bạn cụ thể về vấn đề này.
Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc hay muốn đăng ký sử dụng dịch vụ xét nghiệm nội tiết, vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!