Tin tức
Bệnh cường giáp là gì và những lưu ý khi điều trị
- 16/06/2023 | Cường giáp dưới lâm sàng là gì?
- 01/07/2023 | Chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp ở đâu tốt nhất?
- 01/03/2024 | Cường giáp khi mang thai và nguy cơ tiền sản giật, sinh non ở mẹ bầu
1. Bệnh cường giáp là gì?
Nhiều người vẫn hay gọi là “bệnh cường giáp” nhưng không hiểu rõ “bệnh cường giáp là gì”. Thực chất, cường giáp là một hội chứng và nó có thể do nhiều bệnh gây ra. Cường giáp xảy ra khi hormon tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường.
Những nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Bệnh Basedow: Khi mắc bệnh, các tự kháng thể trong máu sẽ khiến tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ hơn và tăng sản xuất hormone. Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh. Basedow thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.
Cường giáp có thể do nhiều bệnh lý gây ra
- Nhân tuyến giáp hoạt động quá mức: Phần lớn nhân tuyến giáp là lành tính và chỉ có rất ít trường hợp trong nhân này tiến triển thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu nhân tuyến giáp (có thể là 1 hoặc nhiều nhân) hoạt động quá mức thì sẽ sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn bình thường và gây cường giáp.
- Viêm tuyến giáp: Tình trạng này có thể phá hủy cấu trúc nang tuyến giáp. Điều này có thể dẫn đến việc kích thích tế bào tuyến giáp tăng bài tiết hormon và gây cường giáp. Tuy nhiên, khoảng vài tháng sau, tuyến giáp của người bệnh lại hoạt động lại nhưng hiệu quả kém hơn bình thường và gọi là suy giáp. Suy giáp có thể chỉ diễn ra vài tháng nhưng cũng có thể xảy ra vĩnh viễn.
- Tăng tiêu thụ i-ốt: Ở một số người, việc tiêu thụ quá nhiều i-ốt (dùng thuốc có chứa nhiều i-ốt hay ăn các loại thực phẩm nhiều i-ốt như rong biển) có thể khiến cho tuyến giáp tăng tiết hormone.
- Sử dụng nhiều thuốc hormone tuyến giáp trong quá trình điều trị bệnh suy giáp cũng có thể gây cường giáp.
2. Triệu chứng cường giáp
Khi bị cường giáp, bệnh nhân thường có những biểu hiện như sau:
Rối loạn giấc ngủ do bệnh cường giáp
- Thường xuyên bị hồi hộp, đánh trống ngực: Tim đập nhanh và hay bị khó thở, đau ngực.
- Sợ thời tiết nóng bức và ra nhiều mồ hôi: Người bị cường giáp thường có thân nhiệt cao, rất kém chịu nóng và có thể ra nhiều mồ hôi mặc dù không vận động.
- Tiêu chảy kéo dài do thường xuyên bị tăng nhu động ruột.
- Run tay không thể kiểm soát.
- Tuyến giáp phì đại có thể khiến vùng cổ to hơn bình thường.
- Sụt cân mặc dù chế độ ăn như bình thường.
- Hay lo lắng và cáu giận.
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Yếu, mệt mỏi và không muốn vận động.
3. Biến chứng cường giáp
Người mắc bệnh cường giáp nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Biến chứng tim mạch: Cường giáp là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, thậm chí có thể gây rối loạn nhịp tim và thậm chí gây suy tim, rất nguy hiểm.
- Cơn bão giáp: Là những trường hợp tuyến giáp tăng quá mức, các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng một cách đột ngột. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
- Lồi mắt ác tính và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
4. Chẩn đoán và điều trị cường giáp
Nếu đang gặp phải các biểu hiện bệnh cường giáp trên, bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các trường hợp có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như định lượng TSH, T3, T4. Đối với những trường hợp cường giáp, kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy tăng nồng độ T4, T3 và TSH giảm.
Xét nghiệm máu để xác định định lượng TSH, FT3, FT4
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện bổ sung siêu âm tuyến giáp, siêu âm doppler tuyến giáp để có thể đánh giá kích thước tuyến giáp và xác định nguyên nhân của hội chứng cường giáp.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp, bạn cũng không nên quá lo lắng. Phần lớn các trường hợp cường giáp đều có thể được điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc phù hợp, chẳng hạn như thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm hay một số loại thuốc cần thiết khác theo hướng dẫn trực tiếp của các bác sĩ điều trị.
Một đợt điều trị có thể kéo dài khoảng 12 đến 18 tháng. Trong thời gian này, người bệnh không nên chủ quan mà cần tuân thủ uống thuốc theo đúng liều lượng, không nên tự ý dùng thuốc ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã hết.
Thông thường, sau dùng thuốc, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện sau 2 đến 4 tuần, các chỉ số xét nghiệm cũng dần về mức bình thường. Tuy nhiên, chỉ số TSH thường cải thiện chậm hơn.
Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện cổ to và có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc tình trạng bướu cổ tái phát nhiều lần thì có thể được xử trí bằng phẫu thuật hay uống đồng vị Iod phóng xạ.
Siêu âm để chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ “bệnh cường giáp là gì” và một số triệu chứng bệnh, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống thiết bị y tế hiện đại, có thể cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ y tế chất lượng, trong đó bao gồm dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Quy trình thăm khám bệnh khoa học, nhanh chóng sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và tiết kiệm tối đa thời gian.
Để được tìm hiểu thêm các thông tin về sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC , các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!