Tin tức
Bệnh lý đám rối cánh tay là gì? cách chẩn đoán và điều trị
- 30/09/2022 |Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý đám rối cánh tay
- 06/01/2023 |Đau thần kinh Morton là bệnh gì, cách điều trị
- 10/01/2023 |Nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào?
1. Bệnh lý đám rối cánh tay nghĩa là gì?
Đám rối cánh tay được hình thành từ rễ trước của dây thần kinh cột sống cổ C5, C6, C7, C8. Cùng với dây thần kinh cột sống ngực T1. Nhiệm vụ chính của các dây thần kinh này góp phần quan trọng trong việc kiểm soát chuyển động cổ tay, bàn tay và cánh tay.
Bệnh lý đám rối cánh tay là dạng teo cơ dây thần kinh vì gặp tổn thương các dây nơron vận động thấp của đám rối hay một số nhánh nhỏ của đám rối. Đặc trưng của bệnh là có cảm giác đau một bên vai và các cơ vùng cánh tay bị liệt mềm. Thời gian bệnh kéo dài có thể vài ngày cho tới vài tuần. Không ít trường hợp thậm chí kéo dài hàng tháng.
Bệnh lý đám rối cánh tay là một dạng của teo cơ thần kinh
2. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đám rối cánh tay
Mỗi đối tượng sẽ có những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý đám rối cánh tay khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Đám rối cánh tay bị ảnh hưởng khi sinh
Đám rối cánh tay bị tổn thương ở trẻ sơ sinh xảy ra trên 1 đến 2 trẻ trong 1000 ca sinh. Đặc biệt, những trẻ nặng cân thường sinh khó qua đường âm đạo hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường dễ gặp phải chấn thương này. Theo đó, tổn thương đám rối cánh tay sau sinh chia thành 2 dạng chính sau đây:
Liệt Erb: Đây là chấn thương phổ biến của hội chứng đám rối cánh tay khiến cho người bệnh cảm thấy tê, mất chức năng cử động vai, gập khuỷu tay hay nhấc cánh tay gặp khó khăn;
Liệt Klumpke: Chấn thương ít gặp hơn, tác động đến đám rối cánh tay dưới, làm mất cử động hay cảm giác ở bàn tay và cổ tay, khó cử động các ngón tay.
Mức độ nghiêm trọng của mỗi chấn thương sẽ khác nhau nên một số trẻ có thể hồi phục chấn thương tự nhiên. Đa số trẻ gặp phải bệnh lý đám rối cánh tay sẽ lấy lại hầu như các chức năng vận động thông qua bài tậpvật lý trị liệu. Trong đó, một nhóm nhỏ bệnh nhân cần đến sự can thiệp phẫu thuật đúng lúc để sớm đạt kết quả tốt về chức năng vận động của cánh tay.
2.2. Tổn thương đám rối cánh tay ở người lớn
Tổn thương đám rối cánh tay ở người lớn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số lý do phổ biến mà nhiều người hay gặp:
Chấn thương nặng: Chẳng hạn như bị ngã hoặc tai nạn với xe cơ giới;
Chấn thương vận động: Đặc biệt là những môn thể thao hay tiếp xúc, va chạm như bóng đá;
Vết thương do bị đạn bắn: Một viên đạn bắn xuyên qua hoặc gần dây thần kinh;
Chấn thương y tế: Dây thần kinh đã bị cắt trong quá trình phẫu thuật hoặc gặp tổn thương vì tiêm hay định vị cơ thể trong phẫu thuật;
Bệnhung thư: Có một khối u xâm lấn vào đám rối cánh tay và làm chèn ép các dây thần kinh;
Xạ trị,hóa trị: Điều trị bằng xạ trị ung thư lên vùng cánh tay khiến cho các mô và sợi trục thần kinh gặp tổn thương;
Thiếu máu: Thường thấy ở các mạch máu nhỏ với màng cứng tác động đến rễ thần kinh;
Đứt dây thần kinh: Tổn thương nghiêm trọng kèm theo tổn thương mạch máu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đám rối cánh tay
3. Triệu chứng điển hình của bệnh lý đám rối cánh tay
Khi bị tổn thương đám rối cánh tay, biểu hiện điển hình của người bệnh bao gồm:
Đau vùng vai và một bên cánh tay, hiếm khi đau cả hai bên của cánh tay. Trong đó, người bệnh đau khi mang vác những vật nặng hoặc thao tác cánh tay. Nếu tình trạng diễn biến nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội, đau nhói như dao đâm. Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và ngừng trong vài giờ, có người đau vài tuần nhưng có trường hợp đau dai dẳng đến 18 tháng;
Sau khi cơn đau giảm, các cơ bắt đầu yếu tại vùng vai, biểu hiện rõ rệt trong 2 tuần. Cơ bị yếu đi là cơ delta, cơ răng cưa trước, cơ dưới gai và cơ trên gai. Lúc này, người bệnh có cảm giác tê bì nhẹ, chỉ thoáng qua đồng thời mất khả năng kiểm soát cử động vai, cổ tay, cánh tay và bàn tay.
Đau vùng vai và một bên cánh tay là triệu chứng thường gặp của bệnh
4. Chẩn đoán vùng tổn thương đám rối cánh tay
Để tiến hành chẩn đoán bệnh lý đám rối cánh tay, bác sĩ sẽ kiểm tra bàn tay, cánh tay, cảm giác và chức năng vận động. Những thủ thuật khác thường được sử dụng trong soi chiếu vùng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay:
Chụp X - quang vùng cổ và vai nhằm mục đích xác nhận gãy xương hoặc những chấn thương khác đối với xương và mô xung quanh đám rối thần kinh cánh tay;
Xét nghiệm hình ảnh: Chụp MRI hoặc chụp CT, tiêm thuốc cản quang để nhận dạng tổn thương dây thần kinh của đám rối cánh tay;
Xét nghiệm điện cực: Xác định về chức năng dây thần kinh và hoạt động điện, gồm có nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ.
Chú ý: Những xét nghiệm trình chiếu về bệnh lý đám rối cánh tay có thể lặp lại trong vòng vài tuần hoặc vài tháng để bác sĩ theo dõi được sự tiến triển của bệnh.
5. Biện pháp điều trị bệnh đám rối cánh tay
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có thể tự hồi phục mặc dù trong thời gian khá dài từ vài tuần đến vài tháng để vết thương lành. Thông thường, biện pháp điều trị được chia ra thành 2 liệu pháp như sau:
5.1. Điều trị bệnh không phẫu thuật
Bệnh lý đám rối cánh tay nhẹ hoặc đáp ứng tốt với sự kết hợp giữa các biện pháp của điều trị không phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định một hoặc tất cả liệu trình sau:
Bài tập vật lý trị liệu nhằm mục đích phục hồi các chức năng ở cánh tay và bàn tay. Đồng thời tăng tính cải thiện chuyển động linh hoạt của các cơ và khớp;
Thoa kem hoặc tiêm corticosteroid để ngăn chặn những cơn đau trong quá trình phục hồi;
Sử dụng thiết bị hỗ trợ như nẹp, tay áo nén;
Rèn luyện kỹ năng mặc quần áo, nấu ăn phòng trường hợp bị yếu cơ, tê tay nghiêm trọng.
Điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu
5.2. Điều trị bệnh bằng phẫu thuật
Phẫu thuật bệnh lý đám rối cánh tay trong trường hợp các tổn thương không tự lành lại. Thường mô thần kinh phát triển và lành lại khá chậm nên phải mất đến vài tháng hoặc vài năm mới cho thấy kết quả phẫu thuật rõ rệt. Các ca phẫu thuật nên thực hiện trong vòng 6 tháng sau chấn thương để cho thấy cơ hội hồi phục tốt nhất đối với bệnh nhân.
Bạn không nên chủ quan nếu thấy những triệu chứng nghi ngờ về bệnh lý đám rối cánh tay. Hãy chủ động khám và chữa bệnh kịp thời để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cổ,... bằng cách liên hệ đếnBệnh viện Đa khoa MEDLATECqua tổng đài:1900 56 56 56để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe chu đáo, tận tình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!