Tin tức
Bệnh xơ 1/3 phổi là gì: những vấn đề được người bệnh quan tâm
- 13/10/2024 | Xơ phổi có phải ung thư không, biện pháp sàng lọc và phòng ngừa
- 14/10/2024 | Bệnh xơ phổi có lây không, có thể di truyền hay không?
- 14/10/2024 | Bệnh xơ phổi có nguy hiểm không, thời gian sống được bao lâu?
1. Xơ 1/3 phổi là gì?
Xơ 1/3 phổi là thuật ngữ dùng để miêu tả về tình trạng xơ hóa mô phổi có phạm vi ảnh hưởng tới 1/3 phổi, có thể 1 bên hoặc cả 2 bên phổi bị xơ, nếu 1 bên bác sĩ sẽ ghi trong chẩn đoán là xơ 1/3 + vị trí xơ + bên phổi bị xơ: ví dụ xơ 1/3 trên phổi trái. Đây là bệnh lý phổi có thể dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng.
Bệnh xơ phổi có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Xơ 1/3 phổi thường ảnh hưởng nhẹ hơn so giai đoạn xơ hóa lan rộng khắp các vùng của phổi, nhưng vẫn cần được theo dõi và điều trị tích cực.
Xơ 1/3 phổi là thuật ngữ chỉ mức độ xơ hóa ở phổi
2. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ phổi 1/3
2.1. Nguyên nhân gây xơ 1/3 phổi là gì?
- Yếu tố môi trường
+ Khói thuốc lá.
+ Ô nhiễm không khí do có quá nhiều chất độc hại gây tổn thương phổi.
- Bệnh lý nền
+ Bệnh tự miễn: Các bệnh như lupus, viêm khớp dạng thấp có thể gây xơ hóa mô phổi.
+ Nhiễm trùng phổi: Lao, viêm phổi,... gây xơ hóa phổi.
2.2. Triệu chứng gặp phải ở bệnh nhân bị xơ 1/3 phổi
Nếu băn khoăn triệu chứng thường gặp ở người bị xơ 1/3 phổi là gì thì bạn nên cảnh giác với các hiện tượng sau:
- Khó thở
Ban đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động gắng sức, nhưng khi bệnh tiến triển, khó thở có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Triệu chứng này xuất phát từ xơ hóa phổi làm giảm khả năng hấp thụ oxy, khiến hoạt động thở gặp khó khăn.
- Ho khan
Đặc điểm ho khan ở bệnh nhân xơ 1/3 phổi là gì? Đó là cơn ho không kèm theo chất nhầy, ho kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng mà không có dấu hiệu cải thiện.
- Mệt mỏi
Mệt mỏi ở bệnh nhân xơ 1/3 phổi không chỉ là kết quả của tình trạng khó thở mà còn do tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy đến các cơ quan. Mệt mỏi kéo dài vừa làm giảm sút chất lượng cuộc sống vừa dễ gây tâm lý tiêu cực cho người bệnh.
- Đau ngực
Bệnh nhân xơ phổi thường bị đau ở vùng ngực. Thời gian kéo dài cơn đau dài hoặc ngắn ở mỗi bệnh nhân còn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường tăng lên khi hít sâu, lo âu hoặc căng thẳng.
- Giọng khàn và yếu
Sự tích tụ dịch phổi gây ảnh hưởng đến dây thanh âm hoặc khó thở làm cho giọng nói của người bệnh bị yếu và khàn, khó nghe hơn bình thường.
Ho khan và đau tức ngực là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân xơ 1/3 phổi
3. Quy trình chẩn đoán xơ 1/3 phổi
Chẩn đoán bệnh xơ 1/3 phổi sẽ giúp người bệnh được xác định mức độ tổn thương phổi và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy phương pháp giúp chẩn đoán xơ 1/3 phổi là gì?
3.1. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là một phần không thể thiếu để cung cấp căn cứ giúp chẩn đoán bệnh xơ 1/3 phổi. Để khám lâm sàng, bác sĩ sẽ:
- Hỏi về các triệu chứng như khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực,...
- Sử dụng ống nghe để tìm dấu hiệu bất thường về âm thanh trong phổi.
3.2. Kiểm tra cận lâm sàng
- Chụp X-quang phổi
+ Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ phát hiện vùng phổi bị xơ hóa, tích tụ dịch hoặc mô bị tổn thương.
+ Dựa trên hình ảnh chụp X-quang phổi, bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương để quyết định bước tiếp theo trong chẩn đoán.
- Chụp CT-Scanner phổi
+ Cung cấp hình ảnh chi tiết về nhu mô phổi, giúp phát hiện những thay đổi nhỏ mà X-quang không thể thấy được.
+ Giúp bác sĩ xác định chính xác mức độ xơ hóa phổi và phân loại bệnh.
- Xét nghiệm chức năng hô hấp
Thông qua phương pháp kiểm tra này, bác sĩ có thể đo được mức độ lưu thông không khí và khả năng hoạt động của phổi.
+ Spirometry: Đo lưu lượng không khí khi hít vào và thở ra, giúp đánh giá chức năng phổi.
+ Xét nghiệm khí máu động mạch: Định lượng carbon dioxide và oxy để đánh giá về hiệu suất hô hấp.
- Xét nghiệm huyết thanh
Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được bệnh lý tự miễn có thể là nguyên nhân gây xơ phổi. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị. Ngoài ra, chỉ số trong xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ nhận biết về tình trạng viêm trong cơ thể.
- Sinh thiết phổi
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết phổi để xác định chính xác mức độ xơ hóa và nguyên nhân gây bệnh xơ phổi.
Người bệnh được bác sĩ MEDLATEC chẩn đoán và giải thích xơ 1/3 phổi là gì
4. Một số vấn đề cần lưu ý với bệnh nhân xơ 1/3 phổi
Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân xơ 1/3 phổi cũng cần:
- Khám định kỳ đúng lịch đã được bác sĩ hẹn trước để thực hiện các kiểm tra giúp đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh phác đồ cho những trường hợp cần thiết. Qua những lần thăm khám này, người bệnh sẽ được thực hiện xét nghiệm để kiểm tra tiến triển của bệnh và phát hiện sớm các biến chứng.
- Tránh tiếp xúc với ô nhiễm không khí hoặc khói bụi. Nếu đi ra ngoài, cần đeo khẩu trang liên tục.
- Nên trang bị máy lọc không khí trong nhà để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc bụi bẩn và chất gây dị ứng.
Những chia sẻ trên đây chỉ nhằm giúp người bệnh hiểu được xơ 1/3 phổi là gì và biết cách nhận diện, xử trí để kịp thời ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Ngay khi nghi ngờ các triệu chứng xơ phổi 1/3 được nói đến ở trên, người bệnh cần thăm khám ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và hướng dẫn cách thức bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh lý đường hô hấp cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!