Tin tức
Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không: biết để tránh nhầm lẫn
1. Tiêu chảy: nguyên nhân và triệu chứng
1.1. Nguyên nhân tiêu chảy
Tiêu chảythường được xác định bởi việc đi ngoài với tần suất nhiều và có nhiều nước trong phân. Nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy thường xuất phát từ:
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy
- Nhiễm trùng
Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng đường ruột, dẫn đến tiêu chảy. Các loại vi khuẩn như E. coli, Salmonella và Campylobacter thường là nguyên nhân gây ra tiêu chảy từ việc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có thể gây ra tiêu chảy do cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần có trong thức ăn. Hiện tượng này thường xuyên gặp phải ở các trường hợp dị ứng lên men như dùng sữa hoặc gluten.
- Vấn đề về tâm lý
Stress và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy. Điều này được giải thích do các vấn đề về tâm lý gây kích thích, làm tăng nhu động ruột từ đó sinh ra hiện tượng tiêu chảy.
1.2. Triệu chứng thường gặp khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, người bệnh cũng đồng thời gặp phải các tình trạng như:
- Đi ngoài phân mềm hoặc lỏng, có thể chứa nhiều chất nhầy hoặc máu trong phân.
- Số lần đi ngoài tăng bất thường, có thể đi cả ngày và đêm.
- Đau quặn bụng hoặc khó chịu âm ỉ ở vùng bụng dưới.
- Buồn nôn, bị nôn nhiều.
- Mất nước.
2. Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không?
2.1. Các dấu hiệu thường gặp khi mang thai
Cácdấu hiệu mang thaiđiển hình
Muốn biếtbị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thaihay không thì trước tiên bạn cần nắm được các dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy sự xuất hiện của thai kỳ:
- Chậm kinh
Một trong những biểu hiện đầu tiên của việc mang thai là sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai thường nhận thấy hiện tượng chậm kinh hoặc mất kinh.
- Âm đạo và âm hộ có sự thay đổi về màu sắc
Khi mang thai ở tuần thứ 4, âm đạo và âm hộ cũng có sự thay đổi về màu sắc theo chiều hướng tối màu hơn. Nguyên nhân là do tuần hoàn máu đến khu vực này tăng lên.
- Đau tức ngực
Số đông phụ nữ mang thai nhận thấy hiện tượng đau nhức, căng hoặc có cảm giác nhạy cảm hơn ở bầu ngực. Hiện tượng này là kết quả của hormone thai kỳ làm tăng áp lực máu lên vùng ngực. Từ tuần thứ 4 của thai kỳ, bà bầu có thể cảm nhận rõ ràng dấu hiệu này.
- Ốm nghén
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy buồn nôn, dễ bị nôn, nhất là vào buổi sáng hoặc cũng có thể vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày.
- Thay đổi thói quen tiểu tiện
Khi mang thai, phụ nữ có thể thay đổi thói quen đi tiểu theo chiều hướng buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần hơn. Sự tăng tần suất đi tiểu có thể là do áp lực của tử cung lên bàng quang làm tăng sản xuất nước tiểu.
2.2. Mối liên hệ giữa mang thai và hiện tượng tiêu chảy
Khám bác sĩ chuyên khoa giúp chị em biết được bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không
Khi nghi ngờ mang thai và bị tiêu chảy, nữ giới có thể phát sinh băn khoăn bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không. Để có được câu trả lời, bạn cần lưu ý rằng:
- Tiêu chảy không nhất thiết phải là dấu hiệu của thai kỳ
Mặc dù một số thai phụ có thể bị tiêu chảy trong thai kỳ nhưng đây không phải là hiện tượng có tính phổ biến và không phải là dấu hiệu đặc trưng cho thấy thụ thai thành công. Tiêu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị ứng, nhiễm trùng, tâm lý,...
- Một số trường hợp mang thai có dấu hiệu tiêu chảy
Có một số trường hợp bị tiêu chảy trùng hợp với thời kỳ mang thai. Ví dụ như sự thay đổi hormone trong thai kỳ làm thay đổi cấu trúc và chức năng củahệ tiêu hóa, khiến thai phụ có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy.
Vì thế, với câu hỏibị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thaikhông thì câu trả lời là đây không hẳn là dấu hiệu chắc chắn của thai kỳ mà còn kết hợp với các biểu hiện khác cho thấy sự thay đổi cơ thể của nữ giới. Muốn có câu trả lời khẳng định trong trường hợp này, nữ giới cần có sự thăm khám, kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa.
Không phải mọi trường hợp bị tiêu chảy đều xuất phát từ vấn đề về sức khỏe nhưng vẫn cần thận trọng bởi nếu phụ nữ mang thai bị tiêu chảy thì có thể gây mất nước vàsuy dinh dưỡngthai kỳ. Việc duy trì sức khỏe tốt trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng.
Nếu bạn bị tiêu chảy và cũng gặp phải các dấu hiệu cho thấy có khả năng mang thai như chậm kinh, buồn nôn, thay đổi trong vóc dáng và cảm giác thì hãy đến khám bác sĩ Sản phụ khoa để được xác nhậnbị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thaikhông. Quá trình này cũng giúp bạn biết được câu trả lời và có được sự tư vấn tốt nhất để biết cách chăm sóc sức khỏe an toàn.
Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị phải tiêu chảy thì cần có sự thăm khám, chỉ dẫn điều trị và kiểm soát nguy cơ từ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và nghỉ ngơi đủ giấc cũng sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng tiêu chảy.
Nếu đang nghi ngờ mang thai và có dấu hiệu tiêu chảy, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Sản phụ khoa - Hệ thống Y tế MEDLATEC để thực hiện các kiểm tra cần thiết giúp chẩn đoán đúng tình trạng này và có biện pháp tốt nhất để không gặp phải các vấn đề nguy hại cho sức khỏe.
Để đặt lịch thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, tư vấn sức khỏe, quý khách liên hệ Tổng đài 24/7:1900 56 56 56của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!