Tin tức
Các loại thuốc chữa tiểu đêm và lưu ý trong sinh hoạt để cải thiện bệnh
- 13/09/2022 |Tiểu đêm nhiều lần là do đâu? Phải làm sao để cải thiện hiệu quả?
- 18/07/2022 |Tiểu đêm nhiều là bệnh gì và biện pháp khắc phục như thế nào?
- 21/11/2022 |Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới - nguyên nhân và cách xử trí
- 28/11/2022 |Bật mí cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu cực dễ
- 22/09/2023 |Chữa bệnh tiểu đêm tại nhà được không? Những lưu ý cần biết
1. Tìm hiểu chung về chứng tiểu đêm
Chứng tiểu đêm xảy ra khi bạn phải đi tiểu tiện ít nhất 2 lần vào ban đêm. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, nhưng thường gặp nhất là với phụ nữ và người cao tuổi.
Chứng tiểu đêm làm chất lượng giấc ngủ bị giảm sút
Chứng tiểu đêm diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tâm lý của người bệnh, gây ra tình trạng bị mất ngủ, tâm lý căng thẳng, hay lo nghĩ.
Thậm chí, việc đi tiểu nhiều vào ban đêm còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho người bệnh do họ phải di chuyển trong bóng tối và ở trạng thái chưa tỉnh táo. Ngoài ra, tiểu đêm kéo dài còn có thể gây ra một số bệnh lý về tim mạch hoặc bệnh đái tháo đường,… Chính vì thế, việc thăm khám và điều trị dứt điểm chứng tiểu đêm để cải thiện tình hình sức khỏe là rất quan trọng.
2. Vì sao chúng ta đi tiểu tiện nhiều lần trong đêm?
Việc xác định nguyên nhân gây tiểu đêm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với người bệnh. Thực tế, chứng tiểu đêm xuất hiện do nhiều nguyên nhân, có thể do thói quen sinh hoạt không khoa học, do tâm lý căng thẳng kéo dài, do tuổi tác hoặc mắc một số bệnh lý.
Thói quen uống nhiều nước hoặc ăn thực phẩm có tác dụng lợi tiểu trước khi đi ngủ là một nguyên nhân thường gặp gây nên chứng tiểu đêm. Chúng ta nên hạn chế uống bia, trà đặc hoặc uống quá nhiều nước lọc vào buổi tối. Ngoài ra, các bạn hãy cố gắng hạn chế ăn thực phẩm lợi tiểu như: cam, quýt hoặc dưa hấu trước giờ đi ngủ cũng giúp giảm tình trạng tiểu đêm.
Người già có nguy cơ mắc chứng tiểu đêm rất cao
Một số bệnh lý gây hội chứng tiểu đêm, ví dụ như phì đại tuyến tiền liệt, sa tử cung, sabàng quang, bàng quang tăng hoạt, rối loạn thần kinh,... Bệnhđái tháo đường, đái tháo nhạt hoặc suy tim cũng có thể gây chứng tiểu đêm. Bệnh nhân nên chủ động theo dõi các triệu chứng bất thường, chủ động đi khám và điều trị kịp thời.
Một vài yếu tố khác gây chứng tiểu đêm là: sự lão hóa của cơ thể, quá trình mang thai, do tâm lý căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị,…
3. Các loại thuốc chữa tiểu đêm hiệu quả
Không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng được chỉ định dùngthuốc chữa tiểu đêm.Nếu chứng tiểu đêm xảy ra do suy giảm chức năng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để kiểm soát tình trạng bệnh. Với nguyên nhân thực thể gây chứng tiểu đêm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị.
Có những loại thuốc chữa tiểu đêm nào là thắc mắc của nhiều người
Có rất nhiều nhóm thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm, có thể kể đến như: nhóm thuốc Desmopressin, nhóm thuốc kháng Cholinergic, nhóm thuốc chẹn Alpha-1 hoặc nhóm thuốc Antimuscarinic…
- Nhóm thuốc Desmopressin có tác dụng hạn chế nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể.
- Nhóm thuốc kháng Cholinergic sẽ hạn chế hoạt động của Acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh. Nhờ vậy, tình trạng co thắt cơ bàng quang được ngăn chặn, nhu cầu đi tiểu tiện vào ban đêm giảm đáng kể.
- Nhóm thuốc chẹn Alpha-1 sẽ ức chế cảm giác buồn tiểu bằng cách giảm hoạt động co cơ trơn.
- Nhóm thuốc Antimuscarinic hạn chế quá trình truyền tín hiệu của Acetylcholin tới bàng quang.
Các loạithuốc chữa tiểu đêmđều là thuốc kê đơn, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ như:chóng mặt, đau nhức đầu,buồn nôn,… Thậm chí, một số bạn mẫn cảm với các thành phần của thuốc có thể có những phản ứng phụ nghiêm trọng. Trong trường hợp cơ thể phản ứng mạnh với thuốc, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
4. Một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm
Song song với thăm khám, sử dụngthuốc chữa tiểu đêmtheo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện bệnh nhanh chóng.
4.1. Về thói quen ăn uống
Người bệnh nên hạn chế uống nhiều nước, các loại rượu bia hoặc cà phê vào buổi tối. Đồng thời, cần tránh một số thực phẩm có tác dụng lợi tiểu vào buổi tối như: rau cải, bầu hoặc các loại trái cây: bưởi, cam hoặc dưa hấu,… Thói quen hạn chế ăn mặn cần được duy trì để để tránh gây tổn thương thận, khiến chứng tiểu đêm thêm nặng hơn.
Tăng cường bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày
Người bệnh nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, cân bằng các loại dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nhưng ưu tiên uống vào buổi sáng, chiều.
4.2. Duy trì tâm lý thoải mái, chế độ sinh hoạt khoa học
Căng thẳng, lo lắng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng tiểu đêm. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya. Hãy luyện tập thể dục đều đặn, có thể tập cácbài tập Kegelvàvật lý trị liệugiúp cải thiện việc kiểm soát bàng quang, cơ vùng chậu cũng rất tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, người bệnh hãy tạo thói quen đi tiểu tiện trước khi đi ngủ và duy trì đi tiểu tiện đúng giờ.
5. Thăm khám và điều trị chứng tiểu đêm ở đâu?
Người mắc chứng tiểu đêm nên tới cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị. MEDLATEC là đơn vị y tế được đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh với những ưu điểm vượt trội như
- Có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động và luôn nhận được đánh giá tích cực của các khách hàng.
- Quy tụ của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn vững vàng.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe của MEDLATEC mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng
- Hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhưsiêu âm,nội soi, X-quang, MRI, CT Scan,... hầu hết được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về chứng tiểu đêm và các loạithuốc chữa tiểu đêmhiệu quả. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!