Tin tức
Cách cầm máu nhanh ai cũng cần biết để bảo vệ mình
- 19/01/2022 |Cách cầm máu khi nhổ răng khôn cho hiệu quả tức thì
- 31/03/2022 |Sơ cứu chảy máu - kỹ năng cần thiết bạn phải ghi nhớ!
- 18/11/2022 |Bị chảy máu hậu môn - dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe
1. Nhận biết đúng vị trí chảy máu
Trước khi cầm máu bạn cần chú ý để nhận diện đúng vị trí bị chảy máu, điều này rất quan trọng trong việc xác định tính chất nguy hiểm của vùng chảy máu:
- Chảy máu ở mao mạch: đây là hệ thống mạch máu nhỏ li ti đưa máu đi nuôi các mô. Chảy máu ở mao mạch thường gặp ởvết thươngnông, lượng máu chảy ra ít và chậm rồi tự đông lại ngay sau vài phút.
Cách nhận biết vị trí chảy máu để đánh giá mức độ nguy hiểm
- Chảy máu ở tĩnh mạch: máu chảy từ từ, sẫm màu rồi đông lại. Nếu bị chảy máu từ các tĩnh mạch lớn như: tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ hoặc giãn vỡ tĩnh mạch thực quản,... thì thường chảy máu ồ ạt, khó cầm. Đây là những trường hợp chảy máu tĩnh mạch nguy hiểm cần phải cấp cứu ngay chứ không nên chần chừ tìm mọicách cầm máu nhanhtại nhà.
- Chảy máu ở động mạch: đây là mạch máu chính đưa máu ở tim đi nuôi cơ thể nên rất quan trọng với sự sống. Nếu thấy máu phun theo nhịp đập của tim và thành tia tức là chảy máu động mạch cần đưa đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.
2. Cách cầm máu nhanh tại nhà và lưu ý khi cầm máu
2.1. Các cách cầm máu nhanh
- Bấm giữ vết thương thật chặt
Hãy giữ chặt vùngbị chảy máukhoảng vài phút nếu đây là vết thương nhỏ. Cách làm đơn giản là lấy một loại vật liệu y tế sạch và khô như bông gòn, băng gạc,... đặt lên vết thương rồi dùng hai tay ấn mạnh vào đó, giữ thật chặt đến khi máu dừng chảy.
- Nâng vùng bị thương lên cao
Đây là cách giảm lưu lượng máu giúp cầm máu nhanh chóng. Khi bị thương ở tay bạn hãy nâng nó lên trên đầu còn nếu bị thương ở chân thì hãy nằm xuống và nâng vùng bị thương lên phía trên tim.Cách cầm máu nhanhnày tương đối đơn giản mà cũng an toàn.
- Dùng nguyên liệu có sẵn
+ Chườm đá lạnh
Lấy đá lạnh chườm lên vết thương sẽ khiến cho mạch máu co lại, vì thế mà tác dụng cầm máu nhanh chóng đạt được. Tuy nhiên bạn không nên đặt trực tiếp viên đá lên vết thương mà cần bọc nó trong chiếc khăn hoặc túi vải để chườm.
Chườm túi đá lên vết thương là một cách cầm máu nhanh và đơn giản
+ Đắp trà xanh
Tanin trong trà xanh có thể cầm máu vì nó có khả năng đẩy nhanh quá trình hình thành máu đông, sát khuẩn và làm cho mạch máu co lại. Vì thế trà xanh được xem như một loại thuốc sát trùng tự nhiên giúp tiêu diệtvi khuẩnđể phòng ngừa nhiễm trùng. Cáchcầm máu nhanh bằng trà xanhlà làm lạnh túi trà rồi đặt nó lên trên vết thương.
+ Rửa nước súc miệng
Nước súc miệng có chứa cồn với khả năng hoạt động giống chất làm se nên khi tiếp xúc với vết thương sẽ giúp quá trình đông máu trở nên nhanh hơn. Bên cạnh đó, axit aminocaproic trong loại nước này còn ngăn chặn được tình trạng chảy máu. Vì thế, dùng nước súc miệng đổ lên vết thương cũng là cách cầm máu nhanh có thể thực hiện ngay tại nhà.
+ Đắp lá tía tô
Lá tía tô có rất nhiều công dụng với sức khỏe: chống nôn, giảm đau, giải độc,... và đặc biệt còn cầm máu rất hiệu quả. Muốn cầm máu nhanh bạn chỉ cần lấy lá tía tô đã được rửa sạch, nghiền nát rồi đắp trực tiếp lênvết thương bị chảy máusau đó dùng gạc y tế cố định lại là được.
+ Đắp lá nhọ nồi
Không phải ai cũng biết về khả năng cầm máu cực nhạy của dược liệu tự nhiên này nhưng khi đã biết đến thì tuyệt đối bạn không nên bỏ qua. Nếu đang bị chảy máu mà trong nhà có sẵn lá nhọ nồi thì bạn hãy lấy một nhúm lá đem rửa thật sạch rồi giã nát và đắp trực tiếp lên miệng vết thương sau đó cố định lại bằng gạc y tế như cách làm với lá tía tô. Sau khi làm việc này khoảng 3 - 5 phút bạn sẽ thấy máu ngừng chảy.
2.2. Lưu ý khi cầm máu
2.2.1. Chú ý tránh nhiễm trùng
Cáccách cầm máu nhanhtrên đây tốt nhất chỉ nên áp dụng với những trường hợp vết thương nhẹ và mức độ chảy máu ít. Dù bạn lựa chọn cách nào thì nguyên tắc không được bỏ qua đó là sát trùng trước khi sơ cứu và sau khi cầm máu.
Dù cầm máu bằng cách nào cũng không được bỏ qua nguyên tắc sát trùng vết thương
Thậm chí ngay cả khi việc cầm máu đã đạt được mục đích thì bạn vẫn cần đảm bảo sạch sẽ cho vết thương vì nếu điều này không được thực hiện thì sẽ rất khó ngăn chặn được nguy cơ nhiễm trùng.
2.2.2. Cần trợ giúp y tế
Biếtcầm máu đúng cáchthì hầu như mọi vết thương đều sẽ ngưng chảy máu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tìm mọi cách để kìm máu tại nhà. Không ít trường hợp chảy máu nếu không được xử lý nhanh rất dễ đe dọa đến tính mạng. Vì thế, những trường hợp sau đây được khuyến cáo nên đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay:
- Dù đã tìm cách cầm máu nhưng máu vẫn không ngừng chảy ở vết thương.
- Máu chảy nhiều đến mức thấm đẫm băng gạc, quần áo.
- Chấn thương khiến cho một phần nào đó của cơ thể bị mất đi.
- Sau khi chảy máu bị mất tỉnh táo hoặc ngất.
Ngoài ra, những trường hợp sau, dù đã cầm được máu vẫn nên đến cơ sở y tế:
- Vết thương cần được khâu.
- Bên trong vết thương có dị vật, bụi hoặc mảnh vụn chưa được loại bỏ.
- Vết thương có dấu hiệu tấy đỏ, tiết dịch, mưng mủ,... đe dọa nhiễm trùng.
- Vết thương do bị cắn.
- Người bị thương đã 5 năm chưatiêm phòng uốn ván.
Đại đa số trường hợp bị chảy máu ở mao mạch nếu biếtcách cầm máu nhanhvà được vệ sinh sạch sẽ là sẽ ổn. Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi vì mất máu nhiều chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Bởi vậy, nếu vết thương lớn, hãy cầm máu tạm thời và chú ý khâu sát trùng sau đó cần sớm đến cơ sở y tế để được xử trí an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!