Tin tức
Cách lựa chọn gậy cho người bị thoái hóa khớp gối bạn đã biết chưa?
- 20/08/2021 |Bác sĩ chỉ cách phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương
- 20/09/2021 |Giải đáp băn khoăn: Thoái hóa khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn không
- 14/08/2021 |Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm hay không?
1. Tại sao người bị thoái hoá khớp gối nên dùng gậy?
Sử dụng gậy hoặc nạng là một trong 25 phương pháp điều trị giảm đau ở bệnh nhânviêm khớp háng và đầu gốiđược Hiệp hội Nghiên cứu Xương khớp Quốc tế khuyến nghị. Vì thế trong điều trịthoái hoá khớp gốihiện nay, gậy chống cơ thể vẫn được sử dụng như phương pháp điều trị bổ trợ cho bệnh nhân.
Thoái hóa khớpgối gây đau đớn khi người bệnh di chuyển
Thực tế, phương pháp dùng gậy đã được sử dụng từ lâu trên thế giới, nổi bật là ở nền văn minh Ai Cập cổ đại. Hiệu quả của phương pháp dùng thuốc và can thiệp không dùng thuốc ở bệnh nhân thoái hoákhớp gốiđược đánh giá là như nhau. Sử dụng gậy sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như:
Giảm tải trọng cơ thể lên khớp gối, từ đó giảm tổn thương và tình trạng bệnh thoái hoá khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Tăng cường độ linh hoạt của các cơ tại chỗ và toàn thân, từ đó tăng dịch tiết khớp tiết ra và cải thiện cơn đau hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân để bảo vệ hệ xương khớp về lâu dài.
Với những tác dụng trên, ngày càng nhiều bệnh nhân thoái hoá khớp gối, nhất là người già tìm đến sử dụng gậy để giảm đau, hỗ trợ việc đi lại hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Mẫu mã, hình dáng trên thị trường hiện nay rất đa dạng, đây là điểm cộng để bệnh nhân dễ dàng lựa chọn mà không quá e ngại đến vấn đề thẩm mỹ.
Dùng gậy chống giúp người thoái hóa khớp gối dễ đi lại hơn
Một vài nghiên cứu về việc sử dụng gậy cho người già thoái hoá khớp gối cho thấy nhiều tác dụng như:
Giảm nguy cơ té ngã.
Giảm tiêu thụ thuốc kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp. từ đó hạn chế việc lạm dụng thuốc.
Cải thiện chức năng thể chất, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường nhanh chóng.
Chống gậy thông thường thường chỉ giúp bệnh nhân thoái hoá khớp gối giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Vì thế, người bệnh có thể theo học các khóa huấn luyện kỹ thuật để sử dụng gậy thành thạo, hiệu quả và an toàn hơn trong các hoạt động thường ngày.
2. Cách lựa chọn gậy cho người bị thoái hoá khớp gối đúng khoa học
Trên thị trường hiện nay, các loại gậy chống trọng lượng cơ thể 1 phần vô cùng đa dạng từ màu sắc, vật liệu, kiểu dáng,… Với bệnh nhânthoái hoá khớp gối, yếu tố lựa chọn đầu tiên là dựa trên chất liệu gậy.
Hiện nay phổ biến nhất là gậy bằng gỗ và gậy bằng nhôm với những ưu nhược điểm khác nhau. Gậy bằng nhôm có trọng lượng nhẹ, điều chỉnh chiều dài dễ dàng và giá thành khá rẻ, bán phổ biến ngoài thị trường. Ngược lại, gậy gỗ nặng hơn giúp tạo cảm giác chắc chắn hơn nên nhiều bệnh nhân yêu thích lựa chọn hơn.
Ngoài chất liệu thì lựa chọn cán gậy cũng vô cùng quan trọng. Cán gậy cần là loại thiết kế sao cho bệnh nhân có cảm giác cầm vào thoải mái, vừa vặn với nắm tay nhưng vẫn đủ rộng để truyền trọng lượng cơ thể xuống đất hỗ trợ 2 chân.
Ngoài ra, cần lưu ý đến lựa chọn chiều dài của cây gậy dành cho người bệnh thoái hoá khớp gối. Chiều dài của gậy chính là chiều dài cánh tay đòn của lực tác động, có thể lấy theo khoảng cách từ mặt sàn đến mấu chuyển lớn của xương đùi hoặc từ sàn đến nấp cổ tay xa. Nếu bệnh nhân thoái hoá khớp gối xương lưng vẫn tốt và có thể đứng thẳng, có thể chọn chiều cao gậy bằng công thức sau:
Chiều dài gậy = Chiều cao người bệnh x 0.45 + 0.87 (cùng đơn vị mét). Chiều cao gậy phù hợp giúp bệnh nhân thoái hoá khớp gối thoải mái đứng thẳng, khi đặt bên hông khuỷu tay gập góc khoảng 15 độ là thích hợp.
Còn các đặc điểm ngoại quan khác, người bệnh có thể lựa chọn tùy sở thích và phù hợp với điều kiện tài chính. Như vậy, chọn gậy cho người bệnh thoái hoá khớp gối không quá khó khăn, khi đã lựa chọn được gậy phù hợp thì người bệnh sẽ được giúp ích rất nhiều trong việc đi lại.
Dùng gậy đúng cách giúp người thoái hóa khớp gối giảm đáng kể sự phát triển bệnh
3. Lưu ý sử dụng gậy với người bị thoái hoá khớp gối đúng cách
Mặc dù gậy có tác dụng tốt giúp truyền tải 1 phần trọng lượng cơ thể thay cho khớp gối đang bị thoái hóa và suy yếu. Song để đạt được tác dụng này, cần lưu ý chọn gậy phù hợp và sử dụng đúng cách.
3.1. Quan sát tư thế khi chống gậy
Nếu gậy có chiều dài phù hợp, người bệnh không cần cố với để giữ tư thế cơ thể ổn định. Nếu gậy quá dài, người bệnh sẽ khó để giữ, mất nhiều sức lực hơn để di chuyển và phải bám với lấy gậy. Ngược lại, nếu chiều cao gậy phù hợp với cơ thể, người bệnh có thể đứng thẳng, không bị mất thăng bằng hoặc gã khi di chuyển.
3.2. Dùng gậy chống một điểm
Với người bị thoái hoá khớp gối chung và người già mắc bệnh nói riêng, nên chọn loại gậy chống 1 điểm để an toàn hơn. Ngoài ra, nên chống gậy ở tay đối diện với bên khớp gối chân bị thoái hóa, điều này giúp truyền tải trọng lượng tốt hơn.
3.3. Lưu ý dùng gậy khi leo cầu thang
Dùng gậy khi leo cầu thang sai cách sẽ dẫn đến mất an toàn, vì thế, tốt nhất nên dùng 1 tay bám vào thanh chắn cầu thang, 1 tay còn lại chống gậy ngược với bên chân bị thoái hoá khớp gối. Khi xuống cầu thang, nên bước chậm chậm với chân không đau xuống trước để lấy điểm tựa. Sau đó với bước chân bị đau lên sau. Việc này đảm bảo chân không đau giảm chịu tải trọng cơ thể lớn nhất có thể.
Cần điều trị thoái hóa khớp gối bên cạnh việc dùng gậy là biện pháp hỗ trợ
Như vậy, dùng gậy là cách để cải thiện sức nặng cơ thể, giảm đau, cải thiện chứng thoái hoá khớp gối kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, cần nắm đượccách lựa chọn gậy cho người bị thoái hoá khớp gốiđể phát huy tối đa tác dụng của vật dụng này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!