Tin tức
Cách phân độ suy thận mạn tính bạn nên biết
1. Tình trạng suy thận mạn tính là gì?
Suy thận mạn là tình trạng sức khỏe khá nghiêm trọng, thận của người bệnh bị tổn thương trong một thời gian dài, chức năng thận suy giảm đáng kể. Khi xét nghiệm máu, bệnh nhân sẽ thấy các chỉ số ure, creatinin thay đổi bất thường, bên cạnh đó, chỉ số albumin, hồng cầu của bệnh nhân suy thận mạn cũng có nhiều biến động. Những tín hiệu này cho thấy chức năng của thận đang dần mất đi và không thể phục hồi về thể trạng ban đầu.
Suy thận mạn tính khá nguy hiểm
Đặc biệt, bác sĩ cho biết bệnh suy thận mạn diễn biến theo từng cấp độ khác nhau. Người bệnh cần biết cáchphân độ suy thậnmạn để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân, xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp cho từng giai đoạn.
Việc điều trị bệnh suy thận mạn là vô cùng cần thiết, nếu chủ quan, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng rối loạn điện giải, chỉ số huyết áp tăng cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái thiếu máu mạn tính, xương khớp yếu, dễ bị gãy. Thậm chí, suy thận mạn sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong nếu người bệnh không kịp thời phát hiện, điều trị đúng cách.
2. Phân độ suy thận
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là cáchphân độ suy thậnmạn. Hiện nay, căn bệnh này được phân chia thành 5 giai đoạn, tiêu chí đánh giá đó là độ lọc cầu thận GFR. Ở những giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn, chỉ số GFR vẫn duy trì ở mức cao, tuy nhiên càng bước vào giai đoạn cuối, chỉ số này càng giảm, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa trực tiếp.
Cách phân độ suy thận mạn
Cụ thể, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 1 thường có chỉ số GFR lớn hơn 90mL/phút, bước sang giai đoạn 2, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng từ 60 - 80mL/phút. Giai đoạn 3 suy thận mạn khá phức tạp, nếu chỉ số GFR của bệnh nhân từ 45 - 59mL/phút thì họ thuộc dạng suy thận độ 3A. Trong trường hợp chỉ số GFR từ 30 - 44mL/phút, bệnh nhân sẽ được xếp vào nhóm suy thận độ 3B.
Kể từ giai đoạn thứ 4 trở đi, độ lọc cầu thận của người bệnh giảm rất mạnh, với bệnh nhân giai đoạn 4 chỉ số GFR từ 15 - 29mL/phút, bệnh nhân giai đoạn 5 có chỉ số GFR dưới ngưỡng 15mL/phút.
Nắm được cáchphân độ suy thận, bệnh nhân sẽ hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời dựa vào kết quả phân độ suy thận, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, giúp cải thiện phần nào chức năng thận, hạn chế diễn biến xấu đối với sức khỏe.
3. Triệu chứng của bệnh nhân qua từng giai đoạn suy thận mạn
Như đã phân tích ở trên, tùy vào từng giai đoạn suy thận mạn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Ở 2 giai đoạn đầu, độ lọc cầu thận chưa giảm mạnh, do đó các triệu chứng không quá nghiêm trọng và rất khó phát hiện. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thường xuyên đau thắt lưng. Đồng thời, tần suất đi tiểu đêm của người bệnh tăng đột xuất, họ ăn uống không còn ngon miệng.
Triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn sẽ khác nhau
Khi đối mặt với triệu chứng kể trên, chúng ta thường chủ quan và không phát hiện bệnh sớm. Cách tốt nhất để phát hiện suy thận mạn giai đoạn 1 và 2 đó là bệnh nhân thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhờ phát hiện sớm, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời, kiểm soát tốt tình trạng tổn thương của thận.
Nết tìm hiểu kỹ vềphân độ suy thậnmạn, chúng ta sẽ hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh suy thận mạn giai đoạn 3. Lúc này, thận hoạt động kém hiệu quả hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy đau mỏi lưng thường xuyên, tay, chân và mí mắt có dấu hiệu sưng phù, đồng thời tần suất đi tiểu tiện thay đổi bất thường.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân suy thận mạn cấp độ 3A, họ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, xương khớp yếu hơn so với bình thường. Ở giai đoạn suy thận mạn 3B, sức khỏe của bệnh nhân suy giảm rõ rệt do chức năng của thận kém đi trông thấy. Tốt nhất người bệnh cần được điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng tồi tệ hơn xảy ra.
Ở giai đoạn suy thận mạn 4 và 5, sức khỏe của bệnh nhân giảm đáng kể
Bước sang giai đoạn 4, bệnh nhân gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ như: huyết áp tăng cao, cơ thể phù nề, xương khớp hay bị đau nhức. Kèm theo đó, người bệnh trông khá xanh xao, thiếu sức sống, nguyên nhân chính là do khả năng lọc máu của thận giảm. Dựa theophân độ suy thậnmạn, đây là giai đoạn bệnh diễn biến phức tạp. Người bệnh có nguy cơ bị suy tim, phù phổi, thậm chí là nội tạng bị tổn thương. Lúc này, các chất độc trong cơ thể người bệnh cần được loại bỏ sớm.
Giai đoạn suy thận thứ 5 khá nghiêm trọng, tổn thương thận hầu như không thể phục hồi. Ở giai đoạn này tim, các cơ quan thuộc hệ thần kinh, hô hấp da đã nhiễm độc nặng. Phương án điều trị thích hợp nhất trong giai đoạn này là chạy thận nhân tạo hoặc tiến hành ghép thận giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
4. Lời khuyên dành cho bệnh nhân suy thận mạn
Sau khi nắm được cáchphân độ suy thậnmạn và biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, người bệnh nên kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ và xây dựng lối sống khoa học hơn. Nhờ vậy, sức khỏe của họ sẽ được cải thiện phần nào, hạn chế diễn biến xấu xảy ra.
Người bệnh cần ăn uống khoa học, lành mạnh
Cụ thể, người mắc bệnh suy thận mạn hãy cố gắng theo dõi các chỉ số cơ bản như: chỉ số huyết áp, lượng cholesterol trong máu và lượng đường huyết. Nếu duy trì các chỉ số trên ở mức ổn định, chúng ta sẽ giảm thiểu biến chứng xấu của bệnh suy thận mạn. Bệnh nhân cũng cần bỏ thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường thể lực.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với bệnh nhân suy thận mạn ở mọi cấp độ. Người bệnh được khuyến khích hạn chế ăn muối, các thực phẩm giàu đạm, kali và photpho. Thay vào đó, chúng ta nên xây dựng, duy trì chế độ ăn giàu năng lượng và kiểm soát tốt lượng chất lỏng vào cơ thể hàng ngày.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được cáchphân độ suy thậnmạn và các triệu chứng thường gặp ở từng giai đoạn. Người mắc bệnh suy thận mạn nên chủ động theo dõi và điều trị bệnh sớm tại các cơ sở y tế uy tín, như vậy sức khỏe và tính mạng sẽ không bị đe dọa nghiêm trọng. Một địa chỉ y tế bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể được tư vấn thêm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!