Tin tức
Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín và ngăn ngừa tái phát
- 05/07/2022 |Nguyên nhân vùng kín nổi cục cứng đau là gì? Cách điều trị như thế nào?
- 22/07/2022 |Chia sẻ những cách chữa vùng kín có mùi hôi an toàn, hiệu quả
- 22/07/2022 |Bác sĩ giải đáp: Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không?
1. Nấm vùng kín là gì?
Nấm vùng kín có thể gọi là nấmnấm âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo là một dạng viêm ở vùng kín gây ra bởi loại nấm có tên là candida. Đây là loại nấm có thể có mặt ở khắp mọi nơi, thường có một ít ở âm đạo.
Trong điều kiện bình thường, số lượng lợi khuẩn sinh ra đủ để ức chế cácvi khuẩnnấm candida. Tuy nhiên, khi lượng lợi khuẩn bị ít đi, lượng nấm candida tăng lên, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây ra những khó chịu cho người mắc và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Vì thế, bí quyết trị tận gốc bệnh nấm vùng kín luôn là từ khóa được nhiều chị em quan tâm.
Candida là loại nấm gây viêm nhiễm vùng kín
2. Nguyên nhân gây ra nấm vùng kín
Do chị em có thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách. Từ đó tạo độ ẩm và môi trường cho nấm phát triển và nhân lên.
Việc sử dụng đồ lót không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến âm đạo bị nấm.
Thụt rửa âm đạo quá sâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập cũng như phát triển trong âm đạo.
Lựa chọn băng vệ sinh hoặc bao cao su có chứa các chất có thể gây dị ứng hoặc không đảm bảo cũng có thể gây ra nấm.
Uống các loạikháng sinh. Khi hàm lượng kháng sinh đi vào cơ thể có thể giết chết các lợi khuẩn, nhưng lại không thể giết chết được các vi khuẩnnấm candida. Khi đó trong âm đạo sẽ mất đi sự cân bằng vốn có, các phân tử nấm sẽ phát triển mạnh, gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có nguy cơ mắc nấm âm đạo
Tiểu đường không kiểm soát: Những người mắc bệnh tiểu đường khi đó, dịch tiết âm đạo, đây chính là môi trường thuận lợi để nấm nhân lên.
Những người suy giảm miễn dịch: Phụ nữ bị HIV, hoặc sử dụng một số thuốc ức chế miễn dịch, cũng là điều kiện để cho nấm phát triển thuận lợi.
Vệ sinh vùng kín kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nấm.
3. Các triệu chứng của nấm âm đạo
Chắc hẳn đã có nhiều chị em trải qua cảm giác khó chịu khi âm đạo có hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy,... Vậy đây có phải là các triệu chứng của nấm âm đạo không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chị em có những triệu chứng dưới đây rất có thể âm đạo của bạn đang bị nấm.
Âm đạo ngứa ngáy và khó chịu, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm có thể ngứa bên ngoài cũng có thể ngứa ở bên sâu trong âm đạo. Vùng da niêm mạc âm đạo có thể bị tổn thương và đỏ lên. Tổn thương có thể lan da các bộ phận xung quanh như môi lớn, môi bé, thậm chí bẹn, đùi,…
Âm đạo bị khô, nóng rát. Đây là triệu chứng rất dễ nhầm lẫn triệu chứng âm đạo bị khô do nấm với âm đạo khô do thiếu hụt lượng collagen. Khi bị nấm âm đạo thường sẽ bị khô, gây ra cảm giác nóng rát. Cảm giác này sẽ tăng lên hơn khi quan hệ tình dục.
Tiểu buốt, tiểu rắt, xuất hiện khí hư màu trắng giống như sữa chua.
Bệnh này khó phân biệt với viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, tuy nhiên điểm khác biệt chính là nấm âm đạo ít có mùi hôi, còn viêm âm đạo có mùi hôi rất nặng.
4. Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín
Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của nhiễm nấm vùng kín chị em không nên tự ý mua thuốc đặt hoặc tự chữa trị mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chữa tận gốc, tránh để nấm tái đi tái lại.
Quá trình thăm khám sẽ được diễn ra theo trình tự. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo và cổ tử cung của người bệnh, kiểm tra các dấu hiệu, tình trạng viêm nhiễm nặng hay nhẹ bằng quan sát. Sau đó, xét nghiệm dịch tiết âm đạo và thực hiện xác định là nấm âm đạo hay các bệnh vùng kín khác. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chữa trị khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Tự chữa ở nhà không thể trị tận gốc bệnh nấm vùng kín
Bác sĩ sử dụng các thuốc bôi chống nấm đối với người bệnh có triệu chứng nhẹ và sử dụng trong vòng 1 tuần.
Một số kem chống nấm như: clotrimazole, nystatin, terconazole,… hoặc dùng thuốc đường uống như fluconazole. Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp điều trị bằng thuốc bôi không khỏi hoặc bị nhiễm nấm nặng, bác sĩ có thể cân nhắc trong việc điều trị lâu dài từ 1 đến 2 tuần. Sử dụng thuốc uống kháng sinh chống nấm kết hợp với thuốc đặt âm đạo tại chỗ.
5. Có phòng được bệnh nấm vùng kín hay không?
Bệnh nấm vùng kín hoàn toàn có thể phòng chống được. Chị em chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc phòng bệnh sau:
Chị em nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giảm thiểu các chất đường, tránh tạo môi trường cho nấm phát triển.
Lưu ý chỉ sử dụng đồ lót vừa với cơ thể, không quá chật chất liệu nên thoáng mát và dễ thấm hút.
Sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có thành phần dịu nhẹ, an toàn cho da. Khi vệ sinh vùng kín không nên tự ý thụt rửa sâu tránh tình trạng nấm phát triển nặng thêm.
Sử dụng loại dung dịch vệ sinh có thành phần dịu nhẹ
Việc phát hiện và điều trị bệnh nấm vùng kín tận gốc là rất quan trọng. Qua những chia sẻ của MEDLATEC trong bài viết này, hy vọng các chị em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc xử lý và phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để chữa trị các bệnh lý này, chị em có thể đến Chuyên khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại đây sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Để được tư vấn thêm và đặt lịch khám, Quý vị có thể gọi đến số Tổng đài1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!