Tin tức

Cảnh giác với các dấu hiệu của chứng lú lẫn ở người già

Ngày 30/07/2022
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hội chứng lú lẫn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng người già là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đáng lo ngại khi chứng lú lẫn ở người già thường khó khắc phục. Vì thế cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh và đưa người bệnh đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

1. Một số dấu hiệu của chứng lú lẫn ở người già

Hộichứng lú lẫn ở người giànằm trong nhóm bệnh chuyên khoa tâm thần. Bản thân người bệnh thường không nhận biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, mọi người xung quanh lại nhận biết rất rõ sự thay đổi của bệnh nhân khi giao tiếp. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh:

Người mắc chứng lú lẫn rất khó tiếp nhận và xử lý thông tin

Người mắc chứng lú lẫn rất khó tiếp nhận và xử lý thông tin

- Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp:

Người mắc chứng bệnh này sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin khá chậm. Chính vì thế, khi giao tiếp, bệnh nhân thường trả lời rất chậm. Do khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin kém nên bệnh nhân thường trả lời sai, không đúng chủ đề hoặc có xu hướng bỏ qua các câu hỏi

- Ánh mắt của người bệnh thường không có trọng tâm

Người mắc chứng lú lẫn thường biểu hiện khá rõ qua biểu cảm trên khuôn mặt, đặc biệt là ánh mắt. Ánh mắt của người bệnh không có trọng tâm. Bên cạnh đó, họ thường khá yên lặng và ít nói, hay trầm ngâm suy nghĩ. Cảm xúc của người bệnh thường xuyên thay đổi, lúc đờ đẫn, lúc lại kinh ngạc, ngơ ngác, đôi khi lại dửng dưng với mọi câu chuyện xung quanh.

- Hành vi khác thường: Khi mắc chứng lú lẫn, hành vi của người bệnh cũng rất khác thường, bệnh nhân có thể vùng vẫy chống cự, gào khóc nhưng cũng có trường hợp chỉ im lặng, trầm tư. Người bệnh đôi khi không thể thực hiện được một số hoạt động sinh hoạt thường ngày và cần nhờ đến sự trợ giúp từ người khác.

- Tâm thần không ổn định: Một trong những biểu hiện của chứng lú lẫn ở người già chính là cảm xúc bất ổn, hay tức giận vô cớ, đôi khi họ không nhớ ra mình là ai,…

- Rối loạn ý thức: Bệnh nhân không tỉnh táo, không nhận ra người thân trong gia đình, không phân biệt sáng tối,… Bệnh càng nặng thì mức độ rối loạn ý thức của người bệnh càng nghiêm trọng.

- Ngoài ra bệnh nhân còn có một số biểu hiện bất thường khác nhưnhịp timnhanh, chân tay run,huyết ápkhông ổn định, da khô và có thể bị sốt,…

2. Những nguyên nhân gây ra chứng lú lẫn ở người già

Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng lú lẫn ở người già, có thể là do một số yếu tố sức khỏe nhưng cũng có thể là do một số chấn thương,… Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

  • Chấn thương

Các trường hợp bị chấn thương, nhất là chấn thương gây ảnh hưởng đến não sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng lú lẫn. Chấn thương là nguyên nhân khiến cho các tế bào thần kinh bị tổn thương và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, suy nghĩ, phân tích, hành vi của người bệnh. Các biểu hiện của chứng lú lẫn có thể xảy ra ngay sau chấn thương hoặc cũng có thể vài ngày sau chấn thương. Phần lớn, bản thân người bệnh không nhận ra sự thay đổi này nhưng người giao tiếp với người bệnh có thể cảm nhận rất rõ.

Tác dụng phụ của thuốc gây ra chứng lú lẫn ở người già

Tác dụng phụ của thuốc gây ra chứng lú lẫn ở người già

  • Mất nước

Nước là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nếu thường xuyên không bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước, mất nước, gây rối loạn điện giải và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thần kinh. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng lú lẫn.

  • Ảnh hưởng của thuốc

Người già có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là một số loại bệnh mạn tính và thường xuyên phải sử dụng thuốc điều trị hoặc phải liên tục dùng thuốc trong thời gian dài. Trong đó, một số loại thuốc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của người bệnh và gây ra hội chứng lú lẫn.

  • Suy giảm chức năng ở người già

Theo quy trình lão hóa tự nhiên, các tế bào thần kinh của người già sẽ dần bị suy giảm chức năng, không thể hoạt động một cách hiệu quả, linh hoạt như khi còn trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho trí nhớ của người bệnh bị giảm sút.

  • Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, chứng lú lẫn còn có thể do một số nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như tình trạnghạ đường huyết, nhiễm trùng, ngộ độc rượu và thuốc lá, mắc bệnh u não, bịđột quỵ, thường xuyênmất ngủ, mắc bệnh động kinh, nồng độ oxy thấp, chế độ ăn không cung cấp đủ dinh dưỡng,…

3. Làm thế nào để khắc phục chứng lú lẫn ở người già?

Nguyên nhân gây ra chứng lú lẫn ở người già chính là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng phục hồi của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và kết hợp với phương pháp điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ có thể được cải thiện bệnh hiệu quả và không để lại những di chứng nghiêm trọng. Ngược lại, đối với những trường hợp phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách thì có thể gây ra những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.

Cần nhẹ nhàng, kiên nhẫn khi chăm sóc người mắc chứng lú lẫn

Cần nhẹ nhàng, kiên nhẫn khi chăm sóc người mắc chứng lú lẫn

Một số phương pháp được áp dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh có thể kể đến như xét nghiệm máu, chụp CT, chụp cộng hưởng từ, đo điện não đồ, thực hiện các bài kiểm tra tình trạng tâm thần,…

Chứng lú lẫn ở người già rất khó khắc phục. Phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc và trấn an tinh thần người bệnh. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Chẳng hạn nguyên nhân bị bệnh là do mất nước thì cần bổ sung nước cho bệnh nhân, nếu do thiếu dinh dưỡng thì cần bổ sung dưỡng chất,…

Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh tật

Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh tật

Khi chăm sóc người bệnh, cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn với người bệnh. Luôn tỏ ra quan tâm, lắng nghe người bệnh để họ bớt cảm giác hoang mang và ổn định tinh thần. Thường xuyên nhắc cho người bệnh biết về các thông tin như quê quán, người thân,…Nếu thấy bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đưa bệnh nhân đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về chứng lú lẫn ở người già. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc đăng ký khám thể liên hệ đến đường dây nóng1900 56 56 56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các tổng đài viên của bệnh viện tư vấn và đặt lịch khám.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map