Tin tức

Cây ba kích có tác dụng gì với sức khỏe?

Ngày 07/01/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cây ba kích thường mọc hoang ở khu vực rừng núi. Đây là loại cây thuộc họ cà phê. Trong Đông y, đây là một loại dược liệu quý. Cùng tìm hiểu về công dụng của ba kích và những lưu ý sử dụng trong bài viết sau.

1. Đặc điểm của cây ba kích

Đây là loại cây không còn quá xa lạ với nhiều người. Ngoài tên gọi ba kích, cây còn có nhiều tên gọi khác như dây ruột gà, ba kích thiên, diệp liễu thảo,... Ba kích là dạng cây leo, thân thảo và mảnh. Trên thân cây có một lớp lông mịn.

Ba kích tím có giá trị dược lý cao

Ba kích tím có giá trị dược lý cao

Lá cây thuộc dạng lá đơn, có hình bầu dục, cứng và thường mọc đối xứng. Khi còn non, lá sẽ có màu xanh nhạt và khi già thì là chuyển sang màu trắng mốc. Hoa của ba kích nhỏ, có màu trắng hoặc vàng. Mùa hoa ba kích vào tháng 5 đến tháng 6. Quả ba kích là dạng quả kép, hình cầu và được phủ lông. Khi quả chín sẽ có màu đỏ cam.

Rễ cây ba kích có thể phát triển mạnh, phình to và thường được gọi là củ. Đây cũng là bộ phận của cây thường được sử dụng làm thuốc. Sau khi được thu hoạch, cần phơi hoặc sấy khô rễ ba kích. Tiếp đó cắt thành từng đoạn. Thông thường, củ ba kích sẽ có hình trụ tròn với đường kính khoảng 1 đến 2cm. Độ dài của mỗi củ khác nhau và không cố định. Củ ba kích khá cứng, có thể bóc được vỏ. Lớp cùi bên trong khá dày.

- Có 2 loại ba kích:

+ Cây ba kích trắng: Vỏ ngoài có màu vàng nhạt, bên trong đó là một lớp thịt màu trắng. Nếu ngâm với rượu thì ba kích sẽ không đổi màu. Đây là loại ba kích rất dễ tìm kiếm và giá thành thường khá rẻ.

+ Cây ba kích tím: Màu sắc của lớp vỏ cây thường đậm hơn nhiều so với ba kích trắng. Nếu ngâm với rượu, loại ba kích này sẽ chuyển sang màu tím. Loại ba kích này khó tìm kiếm hơn, có giá trị dược lý cao hơn và giá thành đương nhiên cũng sẽ cao hơn so với ba kích trắng.

Thời điểm thu hoạch ba kích hợp lý nhất là từ tháng 10 đến tháng 11. Nên đào rộng để thu hoạch được tất cả phần rễ của cây ba kích.

Cây ba kích chất lượng thường có đặc điểm như rễ (củ) ba kích to và chắc, phần cùi dày và có màu tía. Cách sơ chế loại dược liệu này cũng rất đơn giản:

+ Rửa sạch phần rễ, để ráo nước

+Dùng dao nhỏ để khía nhẹ và tách lớp vỏ để kiểm tra phần lõi của của ba kích.

+ Tách phần thịt ba kích và bỏ lõi.

+ Nên loại bỏ lõi và chỉ sử dụng phần thịt cây ba kích.

2. Công dụng của cây ba kích

Rễ ba kích là một loại dược liệu quý, có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như Gentianine, Tigogenin, Trigonelline, Luteolin, Rubiadin, axit hữu cơ, vitamin B1, vitamin C, Antraglycozid, đường, nhựa và tinh dầu.

Rượu ba kích giúp tăng cường sinh lý nam

Rượu ba kích giúp tăng cường sinh lý nam

Cây ba kích từ lâu đã được nhiều người biết đến như một bài thuốc rất tốt để cải thiện sinh lý nam. Bên cạnh đó, rễ ba kích còn có nhiều công dụng khác, chẳng hạn như:

- Tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn nhiều yếu tố gây ngộ độc.

- Tăng ham muốn ở nữ giới và tăng chất lượng “cuộc yêu”.

- Rượu ba kích còn có tác dụng điều hòahuyết áp, tăng cường hoạt động của não bộ và hệ nội tiết, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bạn có giấc ngủ chất lượng hơn,...

3. Cách bào chế thuốc từ củ ba kích

Để củ ba kích phát huy hết tác dụng của nó, cần thực hiện bào chế đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:

- Thực hiện ngâm rễ ba kích với nước câu kỷ tử 1 đêm. Sau đó, tiếp tục ngâm thêm với rượu. Sau đó, vớt ba kích và sao vàng cùng với hoa cúc. Khi đã hoàn thành việc sơ chế, cần bảo quản thành phẩm trong lọ đã được đậy nắp kín. Có thể dùng dần trong một thời gian dài.

Cần bào chế ba kích đúng cách

Cần bào chế ba kích đúng cách

- Một cách sơ chế khác là giã cam thảo,sau đó sắc với nước rồi bỏ bã. Cho ba kích vào nấu. Khi nào ba kích đã chín, thì rút lõi và bỏ đi, còn phần thịt ba kích mang đi phơi khô.

- Ngâm ba kích với rượu. Thời gian ngâm là khoảng 1 đêm. Khi ba kích đã mềm thì bỏ ra và cắt nhỏ. Tiếp đó, sấy khô ba kích và bảo quản trong lọ để phòng ngừa nguy cơ ẩm mốc, làm giảm tác dụng và có thể gây ra hậu quả sức khỏe khi sử dụng. Nên dùng lọ thủy tinh để bảo quản ba kích để có thể kéo dài thời gian sử dụng.

- Trộn khoảng 1kg ba kích với một chút muối (khoảng 20g). Sau đó mang đi hấp cách thủy. Khi ba kích mềm, rút phần thịt ba kích và phơi khô. Có thể dùng dần trong một thời gian dài.

- Cách sơ chế khác: Rửa sạch ba kích, ủ và rút lõi. Tiếp đó, bạn lấy ba kích cắt nhỏ và tẩm với rượu. Ủ ba kích với rượu trong 2 tiếng. Sau đó, sao vàng, nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.

4. Đối tượng nào không phù hợp với cây ba kích?

Mặc dù ba kích là một loại dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. Thậm chí, với một số đối tượng, việc sử dụng ba kích còn có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hơn rất nhiều. Dưới đây là những đối tượng không nên dùng cây ba kích:

Người bị sốt không nên dùng ba kích

Người bị sốt không nên dùng ba kích

- Có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối.

- Người bệnh đang bị táo bón.

- Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu, có biểu hiện tiểu đau, tiểu buốt.

- Người bị huyết áp thấp.

- Nam giới bị chậmxuất tinhvà khó xuất tinh khi “yêu”.

Trên đây là một số thông tin về cây ba kích, công dụng của loại cây này đối với sức khỏe và một số lưu ý khi sử dụng. Để đạt được công dụng tốt nhất từ ba kích và hạn chế những nguy cơ rủi ro về sức khỏe do dùng sai cách, bạn nên cẩn trọng và tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Từ khoá: Huyết áp xuất tinh

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map