Tin tức
Cây lược vàng - thận trọng khi dùng để tránh độc tính
- 15/04/2024 |Cây khổ sâm chữa bệnh gì, dùng như thế nào?
- 16/04/2024 |Cây lu lu đực và công dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương hiệu quả
- 16/04/2024 |Cây nàng nàng và những bài thuốc hay dành riêng cho chị em
1. Công dụng của cây lược vàng
Trước khi tìm hiểu tác hại của cây lược vàng thì chúng ta cùng điểm qua một vài đặc điểm và công dụng của loài cây này.
Đặc điểm
Cây lược vàng còn được gọi là cây bạch tuộc hay địa lan vòi. Cây có nguồn gốc từ Mexico, hiện được trồng ở rất nhiều quốc gia như Nga, Ấn Độ,… Tại Việt Nam, cây lược vàng xuất hiện đầu tiên ở Thanh Hóa, sau đó là Hà Nội và hiện nay thì được ở khắp các tỉnh thành vì loài cây này khá “dễ tính”, đặc biệt là rất ưa mát, thích hợp trồng trong nhà, hiên nhà.
Lược vàng thuộc họ Thài Lài, là cây thân thảo với chiều cao trung bình 15 - 40cm. Với những cây sống lâu năm thì chiều cao có thể lên đến 1m. Thân cây phân thành nhiều nhánh và có nhiều đốt. Lá cây dài 25cm, rộng 4cm, hình elip dài, mọc so le. Hoa mọc thành chùm dài, có từ 6 - 12 bông hoa màu trắng trong, hương thơm nhẹ nhàng. Cây lược vàng ưa khí hậu nóng ẩm và đặc biệt thích bóng râm.
Cây lược vàng được trồng nhiều ngoài đất hoặc trong chậu để làm cảnh, trang trí
Tác dụng
Cây lược vàng chủ yếu được trồng để làm cảnh, trang trí sân vườn,… Ngoài ra, trong dân gian, cây còn được sử dụng để chữa một số bệnh. Cụ thể, lá, thân và rễ cây lược vàng sau khi thu hoạch về, rửa sạch thì phơi khô rồi hoặc cũng có thể dùng tươi. Các bộ phận của cây dùng để đắp ngoài, sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu đều được.
Trong Đông y, cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu. Vì vậy, dược liệu này thường được dùng để điều trị vết thương chảy máu, vết bầm tím trên cơ thể, đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêmloét dạ dày, viêm loét tá tràng.
Ngoài ra, chiết xuất từ cây lược vàng có tác dụng ức chế các tế bàoung thư, đồng thời, kích thích quá trình tái sinh tế bào cũng như gia tăng sức đề kháng tế bào. Bên cạnh đó, tinh chất trong lá cây lược vàng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp như viêm họng, ho,…
Trong dân gian, lá thân và rễ cây lược vàng có tác dụng chữa một số bệnh
2. Tác hại của cây lược vàng
Song song với tác dụng chữa bệnh thì cây lược vàng cũng tiềm ẩn không ít tác hại. Vậy tác hại của cây lược vàng là gì?
Tăng phản ứng viêm
Mặc dù trong cây lược vàng có chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng giảm đau, kháng viêm và an thần nhưng nghiên cứu của Viện Dược liệu, đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Tiến sĩ Trịnh Thị Điệp lại cho thấy cao chiết cồn 50% từ thân cây lược vàng lại làm tăng phản ứng viêm.
Còn về đặc tính kháng khuẩn thì cao chiết của lá và thân cây lược vàng vẫn có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, tuy nhiên, phải sử dụng với nồng độ rất cao so vớikháng sinhthì mới mang lại hiệu quả.
Độc tính cấp
Đây chính là một trong những tác hại của cây lược vàng mà mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Khi làm thí nghiệm trên chuột thì kết quả cho thấy nếu dùng 2.100g lá tươi/kg thể trọng thì làm chết 50% số chuột, còn dùng 3.000g lá tươi/kg thể trọng thì toàn bộ số chuột thí nghiệm đều chết. Mặc dù đây chỉ là thí nghiệm trên động vật và liều dùng trên chuột không phải là liều dùng trên người nhưng cũng là lời cảnh báo cho những ai đang có ý định sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy tác hại của cây lược vàng là gây độc cấp
3. Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng
Nắm bắt được tác hại của cây lược vàng sẽ giúp bạn thận trọng hơn khi sử dụng loài cây này để chữa bệnh. Theo đó, bạn không được bỏ qua những lưu ý quan trọng sau nếu đang có ý định dùng cây lược vàng như dược liệu.
- Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng chủ yếu là được truyền miệng trong dân gian, vẫn chưa có kết quả nghiên cứu cuối cùng về tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm của loài cây này.
- Không nên loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh. Nhưng tốt nhất vẫn là tham khảo ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng cây lược vàng chữa bệnh để phòng tránh tối đa các rủi ro và biến chứng, nhất là khi thí nghiệm cho thấy cây lược vàng có độc tính.
- Liều dùng được đánh giá là an toàn của cây lược vàng là từ 3 - 4 lá/ ngày. Không nên dùng hơn 5 - 6 lá/ ngày để tránh các tác hại của cây lược vàng.
- Tuyệt đối không xay lá cây lược vàng rồi uống như rau má hay nước ép vì việc này có thể khiến bạn bị ngộ độc cấp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
- Người miễn dịch yếu, mắc bệnh nền hay phụ nữ có thai tốt nhất là không dùng cây lược vàng để an toàn cho sức khỏe.
- Nên dừng sử dụng cây lược vàng khi cơ thể xuất hiện những bất thường, sau đó nhanh chóng đi khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị, phòng tránh các biến chứng và rủi ro.
Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có những bất thường khi sử dụng cây lược vàng
Nếu không biết đi khám ở đâu để đảm bảo uy tín, chính xác, bạn có thể đến Bệnh viện, các phòng khám đa khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng sự hỗ trợ đắc lực của máy móc hiện đại sẽ giúp quá trình thăm khám được nhanh chóng, chính xác, và bạn hoàn toàn an tâm về kết quả chẩn đoán cũng như công tác điều trị.
Đặc biệt, MEDLATEC hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế và bảo lãnh viện phí nên bạn cũng không phải lo lắng về chi phí. Để được tư vấn kỹ hơn cũng như đặt lịch khám trước nhằm tiết kiệm thời gian, quý khách có thể gọi đến hotline1900 56 56 56ngay từ hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!