Tin tức
Cây nàng nàng và những bài thuốc hay dành riêng cho chị em
- 15/04/2024 |Cây thồm lồm - loại cây mọc hoang nhưng có nhiều công dụng chữa bệnh
- 15/04/2024 |Cây dành dành núi - loại cây đặc biệt vừa làm cảnh vừa có thể chữa bệnh
- 15/04/2024 |Bất ngờ trước 10 lợi ích của cây khoai mỡ với sức khỏe
1. Sơ lược cây nàng nàng
Cây nàng nàng là tên gọi khác của cây trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch,… do quả của cây có hình dạng giống như trứng ếch, trứng ốc.
Đặc điểm tự nhiên
Nàng nàng thuộc cây thân gỗ nhỏ, nhiều nhánh, nhánh được phủ lông màu trắng hoặc xám. Lá cây dài 7 - 20cm, rộng 2,5 - 11cm, hình trái xoan hoặc mũi mác, mọc đối xứng, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa, mặt trên lá nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới lá có lông phủ màu bạc.
Hoa cây nàng nàng mọc thành cụm ở kẽ lá. Hoa nhỏ li ti, màu hồng nhạt. Quả cây hình cầu, mọc thành chùm trông giống như trứng ếch, trứng ốc. Quả có vỏ ngoài nhẵn, màu tía rất đẹp mắt. Thời điểm cây nàng nàng ra hoa kết quả là từ tháng 5 đến tháng 9.
Cây nàng nàng với đặc điểm tự nhiên dễ nhận biết, đó là chùm quả hình trứng ếch
Phân bố sinh thái
Cây nàng nàng phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Các nước châu Á và khu vực đảo ở Thái Bình Dương được tìm thấy rất nhiều cây dược liệu này, chẳng hạn như Nam Trung Quốc, Đông Ấn Độ,…
Tại Việt Nam, cây nàng nàng có 20 loài, phân bố ở khắp các tỉnh thành, nhưng chủ yếu là mọc ở vùng địa hình núi và trung du, ven rừng thứ sinh của các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Dương, Đồng Nai.
Bộ phận sử dụng
Lá, thân và rễ của cây nàng nàng được sử dụng để chữa bệnh. Người ta có thể thu hoạch cây quanh năm, và sau khi thu hoạch về sẽ phân loại từng bộ phận của cây rồi đem rửa sạch, phơi khô và sử dụng dần như các cây dược liệu khác. Lưu ý là thân và rễ của cây sẽ được cắt mỏng trước khi phơi.
Thành phần hóa học
Toàn thân cây nàng nàng có chứa hoạt chất Coumarin. Đặc biệt, trong lá cây có rất nhiều tinh dầu và hoạt chất Calicarpon. Những thành phần hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và tiêu diệt côn trùng.
Lá cây nàng nàng chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất Calicarpon có đặc tính kháng khuẩn
2. Công dụng của cây nàng nàng
Cây nàng nàng là vị thuốc quý với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của chị em phụ nữ.
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, nàng nàng có tính bình, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, hành huyết, trục ứ, phá khí thông trệ, trừ đờm tích, lợi tiểu, sáng mắt. Do đó, thường được sử dụng để chữa trị cảm nắng, cảm hàn, đầy bụng khó tiêu, nôn ra máu, cầm máuvết thương, giảm sưng đau và mạnh xương cốt, đặc biệt là chữarối loạn kinh nguyệthay chữa biếng ăn, ăn không ngon ở phụ nữ sau sinh.
Theo y học hiện đại
Callicarpa là hoạt chất chính trong cây nàng nàng, cụ thể là trong lá cây. Hoạt chất này có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và tiêu diệt côn trùng mạnh nên thường được dùng để bào chếthuốc kháng sinhhay thuốc diệt côn trùng.
Mẹ bỉm sau sinh biếng ăn, suy nhược có thể dùng cây nàng nàng để cải thiện
3. Hướng dẫn sử dụng cây nàng nàng chữa bệnh
Cây nàng nàng có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Dược liệu này có nhiều cách sử dụng khác nhau như dùng tươi, sắc uống, tán bột uống hoặc ngâm rượu. Nhưng dù sử dụng theo cách này thì bạn cũng cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo là 20 - 24g thân lá hoặc rễ khô/ ngày, 6 - 12g thuốc tán bột mịn/ ngày, 4 - 8g sắc uống hoặc ngâm rượu/ ngày.
Nói chung, tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như mục đích sử dụng mà có liều dùng phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể hỏi ý kiến của thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn liều dùng hợp lý.
4. Những bài thuốc hay từ cây nàng nàng
Có rất nhiều bài thuốc hay từ cây nàng nàng, những bài thuốc này đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em phụ nữ.
- Chữa rối loạnkinh nguyệt: Nếu kinh nguyệt không đều, bạn có thể dùng 20g lá nàng nàng khô sắc với 400ml nước trong 15 phút. Gạn lấy phần nước và chia ra uống 2 lần/ ngày.
- Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh: Mẹ bỉm sau sinh ăn không ngon, thường xuyênmệt mỏi, suy nhược có thể dùng 10 - 12g thân lá cây nàng nàng phơi khô sắc lấy nước đặc uống. Kiên trì uống mỗi ngày đến khi thấy tình trạng được cải thiện.
- Trị bệnh ngoài da: Da bị ngứa, mẩn đỏ,mụn nhọtvà có vết loét, hãy dùng 1 nắm lá cây nàng nàng rửa sạch, sao khô rồi tán bột. Sau đó rắc phần bột này lên vùng da cần điều trị, mỗi ngày 2 - 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu lá cây với nước rồi rửa vết thương bị mụn nhọt, lở loét để sát khuẩn.
- Kiện tinh, bổ gân cốt: Dùng 6 - 12g dược liệu khô từ thân và lá cây để tán thành bột mịn và pha với nước uống. Để gia tăng hiệu quả, có thể kết hợp dược liệu này với vỏ cây ngũ gia bì và vỏ gòn, vừa có tác dụng giảm đau và mạnh gân cốt, vừa tăng cường sinh lý cho nam giới.
Ngoài ra, cũng có một cách khác là dùng 1kg dược liệu khô từ thân và rễ cây đem đi sao vàng, để cho nguội rồi ngâm với 2 lít rượu 40 - 45 độ trong bình thủy tinh. Sau 30 ngày thì lấy ra uống, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ.
Cây nàng nàng có có tác dụng kiện tinh, bổ gân cốt cho nam giới
Nói chung, công dụng của cây nàng nàng là rất nhiều. Nhưng để an toàn nhất thì bạn cần trao đổi ý kiến chuyên môn với bác sĩ Đông y trước khi sử dụng. Song song với chữa bệnh bằng cây nàng nàng, bạn cũng cần đi khám tích cực nếu như bệnh lý nghiêm trọng và không thuyên giảm.
Để được đặt lịch khám trước tạiHệ thống Y tế MEDLATEC,quý khách hãy gọi đến hotline1900 56 56 56.Tổng đài viên hỗ trợ 24/7, giúp quý khách dễ dàng chọn được dịch vụ và lịch khám phù hợp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!