Tin tức
Chữa bệnh tiểu đêm tại nhà được không? Những lưu ý cần biết
- 11/07/2023 |Thuốc lợi tiểu được chỉ định khi nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
- 30/08/2023 |Nước tiểu màu nâu đỏ cảnh báo điều gì?
- 04/09/2023 |Tiểu không tự chủ: nguyên nhân và triệu chứng
- 19/09/2023 |Mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- 20/09/2023 |Cơ thể con người có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu? Nhịn tiểu có hại không?
1. Tổng quan về triệu chứng tiểu đêm
Theo cơ chế sinh hoạt bình thường, khibàng quangtích đủ lượng nước khoảng từ 400 - 500ml sẽ thực hiện co bóp và phát tín hiệu mắc tiểu. Và khi cơ thể ở trạng thái ngủ, hệ thần kinh ức chế việc co bóp của bàng quang để hạn chế tạo ra kích thích buồn tiểu trong đêm.
Tiểu đêm thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi
Trong thời gian ngủ từ 6 - 8 tiếng, một người bình thường có thể không tiểu đêm hoặc chỉ đi tiểu 1 lần. Tiểu đêm xảy ra khi số lần tiểu đêm lớn hơn 2 lần, trong thời gian 3 ngày trở lên. Tình trạng này thường gặp ở người trung niên từ độ tuổi 45 - 50 trở lên cao hơn so với người trẻ hoặc một số trường hợp khác như phụ nữ mang thai, người có bệnh lý tiết niệu,... cũng có nguy cơ mắc tiểu đêm.
2. Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm nhiều lần có nhiều nguyên nhân khác nhau từ việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt đến bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết.
2.1. Mất cân bằng lượng dịch
Khi lượng nước trong cơ thể vượt hơn 40 ml/kg gây ra hiện tượng mất cân bằng thể dịch dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều hơn, bao gồm cả chứng tiểu đêm. Một số nguyên nhân trong sinh hoạt hàng ngày hoặc do bệnh lý gây tăng lượng nước tiểu như:
- Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều nước, rượu bia và buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ.
- Dấu hiệu của các bệnh lý: đái tháo đường nhẹ, suy thận, suy tim, suy giãn tĩnh mạch, tăng canxi máu,...
2.2. Vấn đề về thần kinh
Sau khi lọc tại thận, nước tiểu được dẫn về bàng quang để đào thải ra ngoài cơ thể. Hoạt động của bàng quang được liên kết với não, tuỷ sống và thần kinh ngoại biên điều khiển để phát tín hiệu và tạo cảm giác đi tiểu. Chính vì thế, tiểu đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề hệ thần kinh như: hội chứng chèn ép tủy sống, xơ cứng dây thần kinh rải rác từng đám, bệnh suy giảm chức năng thần kinh Parkinson,...
Tiểu nhiều lần trong đêm có thể do các bệnh thần kinh gây ra
2.3. Bệnh lý về đường tiết niệu
Tiểu đêm nhiều lần cũng là dấu hiệu phổ biến của các bệnh lý về đường tiết niệu. Cơ chế tự nhiên củahệ tiết niệucó công dụng cô đặc nước tiểu trong thời gian cơ thể ngủ để tránh làm gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, chức năng này thường dễ suy giảm khi hệ tiết niệu gặp vấn đề hoặc do tuổi tác, từ đó gây ra tình trạng tiểu đêm.
Các bệnh lý về bàng quang, đường tiết niệu khiến có thể tiểu đêm thường xuyên
Một số bệnh thường gặp ở đường tiết niệu gây tiểu đêm nhiều lần:
- Tắc nghẽn bàng quang do viêm niệu đạo.
- Bàng quang co bóp quá mức bình thường tạo cảm giác buồn tiểu.
- Viêm nhiễm bàng quang.
- Đường niệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn .
- Sa bàng quang,...
2.4. Phụ nữ mang thai
Khi phụ nữ mang thai, diện tích tử cung tăng lên gây chèn ép đến bàng quang khiến bộ phận này tăng cường co bóp và kích thích nước tiểu. Việc tiểu đêm thường xuất hiện chủ yếu từ tháng thứ 6 của thai kỳ, khi kích thước của thai nhi phát triển lớn hơn. Tuỳ thuộc vào cơ địa, tình trạng này có thể kéo dài đến khi kết thúc kỳ thai hoặc sớm hơn.
2.5. Tăng sinh lành tínhtuyến tiền liệtở nam giới
Ở nam giới đặc biệt đối với độ tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên thường dễ gặp tình trạng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Việc tuyến tiền liệt ở vùng xung quanh niệu đạo phì đại dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Điều này khiến cho thành bàng quang có xu hướng dày lên và làm rối loạn thói quen tiểu tiện. Đi kèm của bệnh lý thường có các triệu chứng khác như: tiểu gấp, tiểu ngắt quãng,...
3. Có thể tự chữa bệnh tiểu đêm tại nhà không?
Đối với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp và việc tựchữa bệnh tiểu đêm tại nhàlà không nên. Bởi ngoài biểu hiện sinh lý thì tiểu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể, nếu tự chữa tại nhà có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu nguyên nhân do thay đổi thói quen ăn uống và tình trạng tiểu đêm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng vài ngày thì người bệnh có thể thực hiện các biện pháp cải thiện như điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Không nênchữa bệnh tiểu đêm tại nhàkhi chưa có chẩn đoán từ bác sĩ chuyên môn
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người có triệu chứng tiểu đêm nhiều lần và kéo dài nên đến thăm khám tại cơ sở y tế.
4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đêm
Mặc dù không nên tựchữa bệnh tiểu đêm tại nhànhưng chúng ta có thể chủ động phòng ngừa hoặc kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt trong quá trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Trong vòng 2 giờ trước khi ngủ hạn chế uống nhiều nước.
- Hạn chế sử dụng thức uống kích thích như cà phê, trà, bia, rượu,...
- Nên ăn trái cây tươi giàuvitamin Cđể tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, hạn chế ăn hoặc uống các loại trái cây nhiều nước như: bưởi, cam, dưa hấu,... sau 18h để tránh trữ nước ở bàng quang và dễ gây tiểu đêm.
Thay đổi chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiết niệu
- Hạn chế gia vị mặn như muối, nước mắm, nước tương,... Tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,...
- Trường hợp khát nước giữa giấc ngủ chỉ nên uống ngụm nước vừa đủ để giải tỏa cơn khát.
4.2. Thay đổi thói quen ngủ
- Tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ theo lịch sinh hoạt hàng ngày.
- Luôn đi vệ sinh trước khi ngủ để giảm lượng nước tiểu chứa ở bàng quang.
- Giữ đầu óc, tinh thần thư giãn và hạn chế lo lắng về việc tiểu đêm sẽ giúp tránh tình trạng kích thích hệ thần kinh gây ra hiện tượng buồn tiểu giả.
- Đối với người bệnh tiểu đêm đặc biệt là người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai nên bố trí phòng vệ sinh gần giường ngủ, tạo thuận lợi khi di chuyển và đảm bảo an toàn.
4.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Bệnh tiểu đêm hầu như không có dấu hiệu cảnh báo rõ rệt cho người bệnh, đặc biệt từ lứa tuổi trung niên hầu như tình trạng này rất phổ biến. Chính vì thế, không chỉ người trung niên hoặc người có tiền sử bệnh tiết niệu mà tất cả mọi lứa tuổi đều nên khám sức tổng quát định kỳ để kiểm và phát hiện sớm bất thường trong cơ thể.
Thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu bất thường là điều nên làm
Có thể thấy, tiểu đêm nhiều lần không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng giấc ngủ mà đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Chính vì thế, việcchữa bệnh tiểu đêm tại nhàlà không nên. Thay vào đó, khi có biểu hiện tiểu đêm kéo dài, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị. Quý khách có thể đặt lịch hẹn khám bằng cách liên hệ tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!