Tin tức
Chức năng của thận và những điều có thể bạn chưa biết
- 14/10/2022 |Giới thiệu các xét nghiệm đánh giá chức năng thận phổ biến
- 11/04/2023 |Tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm suy thận
- 06/09/2022 |Góc giải đáp chế độ dinh dưỡng: Ăn gì tốt cho thận?
- 30/05/2023 |Uống gì mát gan - bổ thận thanh lọc cơ thể?
1. Vị trí của thận trong cơ thể
Thậnlà một cơ quan bài tiết ở tronghệ tiết niệuvới vai trò quan trọng. Đa phần, mỗi người đều có hai quả thận nằm ở trong khoang bụng phía sau phúc mạc (có những trường hợp chỉ có một quả thận do bẩm sinh). Hai quả thận này nằm đối xứng nhau qua xương cột sống.
Theo nghiên cứu, vị trí của quả thận phải thấp hơn so với thận trái và khoảng cách giữa chúng dao động từ nửa đến một đốt sống.
Thận nằm đối xứng với nhau qua xương cột sống
Có một số nghiên cứu cho thấy, tùy vào cấu tạo cơ thể của từng cá nhân mà vị trí thận của họ sẽ có sự khác nhau. Để xác định được chính xác vị trí của chúng, bạn có thể dựa vào những yếu tố như tuổi tác hay giới tính. Thông thường, vị trí thận của nữ sẽ thấp hơn so với nam và thận của trẻ nhỏ cũng nằm thấp hơn so với người trưởng thành.
2. Cấu tạo thận
Trước khi tìm hiểu vềchức năng của thận, bạn cần phải biết được cấu tạo của cơ quan này. Kích thước của những trái thận thường dày khoảng 3 - 4cm với trọng lượng tầm 150g. Cấu tạo của thận khá đặc biệt. Trong đó, nephron là các yếu tố chủ yếu để hình thành nên một quả thận. Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 1 triệu các nephron để hoàn thiện một quả thận, gồm hai loại nephron chủ yếu là nephron vỏ và cận tủy.
Thận gồm có hai vùng chính là phần vỏ ngoài và phần tủy. Trong đó, vỏ ngoài có màu đỏ và có chứa các mao mạch. Những bộ phận nằm ngoài vùng vỏ ví dụ như cầu thận, nang cầu thận,... Trong vùng tủy thận sẽ gồm có tháp thận, ống thận giữa chuyên thực hiện những nhiệm vụ quan trọng.
3. Chức năng của thận đối với cơ thể
Thận được biết là một trong các cơ quan bài tiết cực kỳ quan trọng trong hệ tiết niệu. Những chức năng của thận chủ yếu như sau:
3.1. Lọc máu và các chất thải
Một trong những chức năng quan trọng của thận chính là lọc máu và lọc những chất bẩn, có hại ra ngoài. Đây là chức năng chính và cũng là nhiệm vụ quan trọng để quyết định xem thận có đang hoạt động tốt hay không.
Chức năng của thận giúp lọc bỏ các độc tố có hại
Thận sẽ tham gia vào trong quá trình lọc để loại bỏ những độc tố có hại bằng việc hình thành nước tiểu và đẩy chúng ra bên ngoài. Những tế bào máu hoặc các protein tốt cho cơ thể sẽ được giữ lại nhằm đảm bảo hoạt động sống của cơ thể ở trạng thái tốt nhất.
3.2. Tham gia quá trình bài tiết nước tiểu
Như đã nói, thận chính là cơ quan bài tiết rất quan trọng. Các đơn vị nephron của thận sẽ tham gia vào quá trình hình thành nước tiểu. Chúng sẽ đi qua ba giai đoạn chính bao gồm lọc máu, hấp thụ lại và cuối cùng là bài tiết.
3.3. Điều hòa thể tích máu
Thận cũng là cơ quan có sự tham gia sâu đối với quá trình điều hòa thể tích máu. Như đã nói, nước tiểu được hình thành để hỗ trợ điều tiết lượng dịch ngoại bào trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Vì vậy, bạn cần phải quan tâm cũng như chăm sóc thận thật tốt và tránh những tác động xấu đối vớithận.
Ngoài ra, thận cũng tham gia quá trình kích thích hấp thuvitamin D, giúp điều hòahuyết ápvà kiểm soát các tình trạng của cơ thể,...
Thận cũng tham gia vào quá trình điều hòa thể tích máu
4. Những tác động không tốt cho thận
Bên cạnh việc tìm hiểu các chức năng của thận thì bạn cũng cần nắm rõ những ảnh hưởng không tốt đối với cơ quan này. Thận thường phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng để cơ thể có thể duy trì được các hoạt động cơ bản. Nếu thận phải hoạt động liên tục và không được chăm sóc tốt thì chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương. Những thói quen xấu dưới đây có thể làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận:
Cơ thể không có đủ nước sẽ làm ảnh hưởng xấu đối với thận
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể, thay vào đó, nhiều người thường uống rượu, bia, cà phê,... khiến cho các chức năng thận bị suy yếu nhanh chóng. Nguyên nhân là vì thận không có đủ nước để có thể lọc và đào thải các chất độc ra bên ngoài. Việc tích tụ chất độc quá lâu trong cơ thể sẽ gây nên nhiều loại bệnh lý khác.
Thói quen sử dụng các loạithuốc giảm đautùy tiện hoặc thường xuyên nhịn tiểu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của thận.
Nếu bạn thường xuyên ăn mặn cũng sẽ khiến sức khỏe của thận bị ảnh hưởng.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và duy trì các chức năng của thận ở trạng thái tốt nhất, bạn cần chủ động tìm hiểu cũng như thay đổi lối sống của mình theo chiều hướng tích cực hơn.
5. Những phương pháp bảo vệ thận
Để các chức năng của thận luôn hoạt động ổn định, bạn cần phải tìm cách bảo vệ và chăm sóc cơ quan này thật tốt. Cụ thể:
Thường xuyên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nhằm đảm bảo quá trình đào thải các độc tố ra bên ngoài một cách hiệu quả nhất.
Hạn chế ăn nhiều muối.
Nên bổ sung thêm các loại rau - củ - quả để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Lối sống lành mạnh giúp sức khỏe của thận được duy trì
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, thận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Vậy nên, bạn cần phải chăm sóc cũng như bảo vệ cơ quan này cẩn thận để hạn chế tình trạng các chức năng của thận bị suy giảm.
Bạn nên thămkhám sức khỏeđịnh kỳ để kịp thời phát hiện ra những vấn đề có liên quan đến thận và có giải pháp điều trị phù hợp nhất. Để có kết quả thăm khám chính xác, bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộcHệ thống Y tế MEDLATEC.Trong gần 30 năm hoạt động, MEDLATEC là đơn vị y tế được mọi khách hàng tin tưởng. Để đặt lịch khám tại tất cả các cơ sở y tế của MEDLATEC, bạn có thể liên hệ qua số hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Sau khi tìm hiểu vềchức năng của thận, chắc hẳn bạn đã biết được cơ quan này đóng vai trò quan trọng như thế nào. Vậy nên, hãy tìm hiểu và thay đổi lối sống của mình theo chiều hướng tích cực hơn để bảo vệ thận một cách tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!