Tin tức

Đau lưng đau bụng dưới ở nữ cảnh báo điều gì?

Ngày 04/09/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau lưng đau bụng dưới nếu xuất hiện ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng đau ra sao và kéo dài trong thời gian bao lâu. Bài viết sau sẽ đề cập rõ hơn đến triệu chứng này và cách khắc phục.

1. Nguyên nhân gây đau lưng đau bụng dưới ở chị em

Với không ít chị em phụ nữ, đau lưngđau bụngdưới là hiện tượng không hiếm gặp, đôi khi nó chỉ thoáng qua, kéo dài trong một thời gian nhất định hoặc có thể lại âm ỉ và thường xuyên tái phát.

Phụ nữ dễ gặp hiện tượng đau lưng và bụng dưới

Phụ nữ dễ gặp hiện tượng đau lưng và bụng dưới

Vậy thì hiện tượng này có thể có nguyên nhân từ đâu?

Mang thai

Mang thai là thời kỳ đánh dấu nhiều thay đổi cả về tâm lý lẫn thể chất của chị em. Rất nhiều triệu chứng khác nhau có thể gặp trong thời kỳ này, trong đó có cả cảm giác đau ở vùng lưng và bụng dưới.

Mặc dù hiện tượng đau lưng, bụng dưới có thể gặp khi mới có thai song đây lại không phải là dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng chị em đang mang thai hay không. Vì thế, nếu đang có kế hoạch mang bầu, khi quan hệ không dùng phương pháp bảo vệ mà xuất hiện hiện tượng này, chị em cần theo dõi thêm một số dấu hiệu khác như:

  • Chậm kinh.
  • Ra máu báo.
  • Buồn nôn.
  • Căng tức vùng ngực.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều, đi tiểu nhiều, cơ thểmệt mỏi,...

Đồng thời, tốt nhất là đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán, khẳng định chắc chắn.

Biểu hiện của thời kỳ kinh nguyệt

Với không ít chị em, vào giai đoạn gần hoặc trong những ngày hành kinh, thường xuất hiện hiện tượng đau ở hai vùng này. Nguyên nhân chủ yếu do thay đổi nội tiết tố và thường là đau âm ỉ, khó chịu. Nếu cơn đau không nghiêm trọng quá thì bạn không cần quá lo lắng, có thể khắc phục bằng một số cách như:

  • Chườm ấm.
  • Tăng cường uống nước, rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu magie, canxi, sắt, vitamin B cần được chú trọng, ưu tiên.
  • Cần tránh đồ ăn quá mặn, quá ngọt, quá cay nóng, chất kích thích.
  • Chú trọng cho cơ thể nghỉ ngơi, không lao động quá nặng.

Nếu tình trạng trầm trọng và kéo dài, bạn nên đi khám.

Đau bụng dưới, lưng có thể gặp ở không ít chị em khi có kinh nguyệt

Đau bụng dưới, lưng có thể gặp ở không ít chị em khi có kinh nguyệt

Dấu hiệu u xơ tử cung

Đặc biệt là nếu hiện tượng này xuất hiện với phụ nữ trong độ tuổi khoảng 30 tới 40.U xơ tử cungđa phần là bệnh lành tính nhưng có thể gây ảnh hưởng tới việc mang thai và sinh nở đối với chị em. Ngoài đau ở vùng bụng, lưng, chị em còn có thể đau khi quan hệ.

Nếu nghi ngờ bị mắc bệnh này, chị em cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị. Tùy trường hợp mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cụ thể, phù hợp.

Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu

Khivi khuẩntấn công vào đường tiết niệu, có thể khiến cho chị em cảm thấy đau ở lưng đau bụng. Cùng với đó là tiểu buốt, nhiều, lẫn máu. Với nguyên nhân này, chị em nên sớm đi khám và thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm cùngkháng sinhđể điều trị kết hợp với vệ sinh đúng cách vùng kín.

Dấu hiệu bệnh sỏi thận

Sỏi thận sẽ khiến cho chị em đau vùng hố thận có sỏi, đau dọc niệu quản, xuyên qua hông và vùng thắt lưng. Cùng với đó là các triệu chứng buồn nôn, tiểu rát, có máu hoặc mủ trong nước tiểu, có thể sốt.

Khi xuất hiện các triệu chứng này, chị em cần tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để có được phương pháp điều trị phù hợp. Với dạng sỏi kích thước lớn hoặc ở những vị trí mà việc đào thải qua nước tiểu không thực hiện được, có thể cần phẫu thuật để trị dứt điểm bệnh.

Thoát vị đĩa đệm

Khi những cơn đau diễn ra âm ỉ, kéo dài, đặc biệt là những lúc vận động mạnh hoặc bê vác vật nặng và cơn đau còn lan tận chân, mông, bàn chân, có thể là chị em đã bịthoát vị đĩa đệm.

Bệnh cũng cần được thăm khám để sớm điều trị theo phác đồ. Nếu để lâu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí cả khả năng vận động và để lại di chứng lâu dài.

2. Đau lưng đau bụng dưới do những nguyên nhân khác

Ngoài dấu hiệu của bệnh, hiện tượng này còn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Phổ biến ở những chị em phải lao động quá sức, thường là gánh, mang vác, bê đồ nặng trong thời gian dài.
  • Có thể từ tư thế sinh hoạt hàng ngày không đúng (ngủ, ngồi làm việc,...), khiến cho vùng thắt lưng cũng như bụng dưới chịu những áp lực nặng nề.
  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng gâyloãng xương, dễ dẫn tới đau nhức, khó chịu và mệt mỏi.
  • Hậu quả từ việc dùng chất kích thích, bia rượu nhiều.
  • Những khi thời tiết thay đổi cũng có thể khiến cho chị em bị đau nhức nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả vùng bụng, lưng.

Mang vác vật nặng có thể gây tác động xấu tới lưng, xương

Mang vác vật nặng có thể gây tác động xấu tới lưng, xương

3. Đau lưng đau bụng dưới, chị em nên làm gì?

Có thể nói, các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này rất đa dạng, trong đó, một số là biểu hiện bệnh lý, một số là từ những thói quen chưa tốt trong đời sống, sinh hoạt, cũng có thể là biểu hiện tự nhiên từ sự lão hóa hay do tác động của thời tiết.

Chính vì vậy, khi xuất hiện tình trạng đau lưng đau bụng dưới trầm trọng, kéo dài không đỡ hoặc kèm theo một số dấu hiệu khác như đã nêu ở trên, tốt nhất là chị em nên đi gặp bác sĩ để được khám và xác định cụ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chi tiết, cụ thể và chính xác nhất để khắc phục hiệu quả.

Đồng thời, trong cuộc sống hàng ngày, chị em cũng nên tập các thói quen có lợi cho vùng lưng, bụng, đó là:

  • Ngồi đúng tư thế, thẳng lưng khi làm việc.
  • Khi ngủ, không sử dụng gối quá cao, không nằm sấp.
  • Tránh mang vác các vật nặng, lao động quá sức. Nếu phải bê vật nặng, nên ngồi xổm xuống, giữ khoảng cách hai chân một khoảng rộng để tạo độ vững. Sau đó, gồng cơ bụng để đứng dậy và bê vật lên, tránh để lưng gập hoặc vặn xoắn.
  • Tập các môn thể thao, bài tập tốt cho vùng lưng, bụng. Nếu tham gia vận động mạnh, cần chú ý bảo vệ vùng này.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho cơ,xương khớpbằng thực phẩm giàu omega-3, canxi,...

Tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe thể chất

Tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe thể chất

Khi xuất hiện dấu hiệu đau lưng đau bụng dưới, bạn có thể tới các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị. Để được tư vấn, đặt lịch khám, quý khách hãy gọi tới Tổng đài củaMEDLATECtheo số1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map