Tin tức

Diop là gì? Giới thiệu phương pháp tính độ cận thị

Ngày 05/06/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Nếu từng đo độ cận thị, bạn chắc hẳn đã nghe qua Diop. Tuy nhiên với nhiều người, khái niệm về Diop vẫn tương đối xa lạ. Vậy chính xác Diop là gì? MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này và giới thiệu một vài phương pháp tính độ cận thị trong bài viết sau.

1. Diop là gì?

Để xác định độcận thị, bác sĩ sẽ tiến hành đo cụ thể bằng dụng cụ chuyên dụng. Trong đó, Diop chính là đơn vị sử dụng để đo độ cong của thấu kính, giúp xác định xem mắt có khả năng nhìn thấy mọi vật bình thường hay không. Diop càng cao thì lại càng cho thấy độ cận thị đang ở mức độ nghiêm trọng.

Diop là gì? Diop - đơn vị đo độ cong của thấu kính, xác định độ cận thị

Diop là gì? Diop - đơn vị đo độ cong của thấu kính, xác định độ cận thị

Độ cận thị còn được viết tắt là D, đọc thành đi - ốp. Trong trường hợp thấu kính có ký hiệu -D, bạn có thể hiểu là cận thị. Chẳng hạn -1D nghĩa là độ cận tương đương 1 độ.

2. Các loại cận thị theo thể bệnh

2.1. Cận thị thứ phát

Cận thị thứ phát là một dạng rối loạn khúc xạ cận thị do tác động của một số loại thuốc. Nếu xét theo mức độ nghiêm trọng, cận thị thứ phát thường được phân chia thành 3 cấp độ, bao gồm:

  • Cấp độ nhẹ: Độ cận thị nhỏ hơn -3.00D.
  • Cấp độ trung bình: Độ cận thị dao động trong khoảng -3.00D đến -6.00D.
  • Cấp độ nặng: Độ cận lớn hơn -6.00D.

Cận thị thứ phát có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi

Cận thị thứ phát có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi

Loại cận thị này có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, không phân biệt già trẻ. Cụ thể như:

  • Xuất hiện ngay từ lúc mới sinh.
  • Xuất hiện trong giai đoạn từ 6 đến 20 tuổi.
  • Xuất hiện trong giai đoạn từ 20 tuổi đến 40 tuổi.
  • Xuất hiện ở người trên 40 tuổi.

2.2. Cận thị về đêm

Đây là loại cận thị tương đối đặc biệt, chỉ xảy ra vào ban đêm. Khi đó, người bị cận thường không nhìn rõ do ánh sáng yếu dần. Ngay trong điều kiện ánh sáng mờ, mắt của người bị cận cũng rất khó điều chỉnh để nhìn rõ mọi thứ như bình thường.

2.3. Cận thị do thoái hóa

Với dạng cận thị do thoái hóa, khu vực phía sau của nhãn cầu có xu hướng lão hóa sớm. Thậm chí, trẻ chưa đến tuổi đến trường cũng có thể bị lão hóa do di truyền.

Cận thị do thoái hóa xuất hiện ở cả người trẻ

Cận thị do thoái hóa xuất hiện ở cả người trẻ

Sự nguy hiểm của cận thị thoái hóa nằm ở khả năng tiến triển nhanh, khiếm thị lực suy giảm nhanh. Tăng nhãn áp,bong võng mạclà biến chứng nguy hiểm người bị cận thị thoái hóa có thể gặp phải.

2.4. Cận thị đơn thuần

Người bị cận thị đơn thuần có khả năng nhìn ở khoảng cách gần nhưng nhìn ra xa thì lại không rõ. Nguyên nhân dẫn đến người cận thị này thường là do sự mất cân bằng của công suất quan hệ và chiều dài của phần trục phía trước, sau nhãn cầu. Theo đó, phần trục trước sau của nhãn cầu có xu hướng dài hơn công suất quan hệ, hệ quả dẫn đến tật cận thị.

2.5. Cận thị giả

Người bị cận thị giả vẫn nhìn được ở khoảng cách xa nhưng hình ảnh quan sát thường mở dần sau một thời gian làm việc liên tục. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đeo kính.

Cận thị giả thường là biểu hiện của tình trạng mắt phải làm việc quá sức

Cận thị giả thường là biểu hiện của tình trạng mắt phải làm việc quá sức

Nói chung, cận thị giả thường là biểu hiện của tình trạng mắt làm việc quá sức, dẫn đến hiện tượng mắt bị mờ tạm thời. Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý để mắt nghỉ ngơi, cận thị giả dễ tiến triển thành cận thị thật ảnh hưởng đến thị giác về sau.

3. Mức độ cận thị theo thang Diop

Tình trạng cận thị thường chia thành 3 cấp độ chính, khi tính theo thang đo Diop. Bao gồm:

  • Cận thị ở mức độ nhẹ: Độ cận nằm trong khoảng -0.25D đến -3D.
  • Cận thị ở mức độ trung bình: Độ cận nằm trong khoảng -3.25D đến -6D.
  • Cận thị ở mức độ nặng: Độ cận từ -6.25D trở lên.

Nếu mắt cận trên -6.25D, bạn sẽ bị xếp vào nhóm cận nặng. Đặc biệt nếu độ cận trên -10D, bên cạnh tình trạng cận đơn thuần còn là dấu hiệu lão hóa dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

4. Cách xác định độ cận thị

Phương pháp đo cận thị thông dụng nhất hiện nay là sử dụng bảng đo. Theo đó, người nghi ngờ bị cận phải ngồi trước bảng và làm theo hướng dẫn của người chỉ bảng. Trước tiên, khi kiểm tra mức độ cận, bạn cần che lại một bên mắt (luân phiên đổi mắt) đọc chữ theo hướng dẫn của người chỉ bảng.

Kiểm tra độ cận thị qua bảng quan sát

Kiểm tra độ cận thị qua bảng quan sát

Hiện nay, có nhiều loại bảng đo thị lực. Việc sử dụng loại bảng nào còn phụ thuộc vào từng đối tượng cần đo. Trong đó, phổ biến nhất là 4 loại bảng dưới đây:

  • Bảng vòng tròn hở Landolt.
  • Bảng chữ E của Armaignac.
  • Bảng đo thị lực của Snellen.
  • Bảng đo thị lực với hình ảnh là những loại đồ vật, con vật dùng để đo thị lực cho trẻ chưa biết chữ.

Để tính toán độ cận, người ta cần dựa vào 2 điểm cực cơ bản. Bao gồm điểm cực cận và điểm cực viễn. Phần hình ảnh quan sát luôn nằm trong giới hạn của 2 điểm cực này, đây chính là khoảng mà mắt có thể quan sát được.

Ở đây, điểm cực viễn là điểm mà mắt có khả năng nhìn xa nhất khi không đeo kính. Nếu điểm cực viễn tương ứng 2m, độ cận sẽ là -1D. Trường hợp điểm cực viễn được xác định là 1m, độ cận tương ứng lúc này là -1.5D. Nếu điểm cực viễn giảm xuống chỉ còn 50cm, độ cận khi đó tương đương -2D. Dựa vào kết quả đo, bác sĩ có thể đưa ra kết luận, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

5. Cách kiểm soát mức độ cận thị

Để phần nào kiểm soát mức độ cận thị, bạn nên phối hợp thực hiện một vài biện pháp sau:

  • Đeo kính có độ Diop phù hợp: Trước khi mua kính cận, bạn cần đi kiểm tra mắt, sử dụng loại kính với độ Diop thích hợp theo tư vấn của bác sĩ. Bởi nếu đeo loại kính có độ cận quá cao hoặc quá thấp không phù hợp với tình trạng cận, bạn có thể bịchóng mặt, choáng đầu.
  • Không nên để mắt làm việc liên tục: Sau 20 - 30 phút làm việc hoặc học tập liên tục, bạn hãy để cho đôi mắt nghỉ ngơi một chút bằng cách nháy mắt, thay đổi góc nhìn.
  • Duy trì một số thói quen tốt: Ví dụ như thói quen nhìn xa mỗi ngày 20 - 30 phút.
  • Không nhìn quá gần màn hình TV, thiết bị điện tử: Khi xem TV, bạn nên ngồi ở khoảng cách từ 3 - 4m để bảo vệ đôi mắt. Trường hợp hay phải tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử, bạn cũng nên duy trì khoảng cách 50cm.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đảm bảo đủ chất. Trong đó, bạn nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàuvitamin A,Omega 3và các khoáng chất cần thiết khác cho mắt.
  • Duy trì lịch khám mắt định kỳ: Cho dùng không nhận thấy dấu hiệu bất thường ở mắt, bạn cũng hãy chú ý đi khám mắt thường xuyên. Theo khuyến cáo thì người dưới 50 tuổi nên khám mắt định kỳ ít nhất 2 - 3 năm / lần. Đây là cách đơn giản giúp bạn kiểm tra tình hình đôi mắt, phát hiện sớm bệnh lý về mắt.

Hy vọng từ chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thể hiểu chính xácDiop là gì. Nếu cảm thấy mắt có dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Chuyên khoa Mắt củaMEDLATEClà lựa chọn tin cậy của nhiều khách hàng có nhu cầu khám mắt. Nếu cần đặt lịch khám cũng như tư vấn thêm, Quý khách vui lòng gọi vào tổng đài1900 56 56 56của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map