Tin tức
Kim tiêm tiểu đường B.Braun và lưu ý cho người sử dụng
- 23/04/2022 | Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng cách nào?
- 14/05/2022 | Insulin là gì? Cách sử dụng insulin cho bệnh nhân tiểu đường
- 11/07/2024 | Mối liên hệ giữa kháng insulin và béo phì
- 17/09/2024 | Bút tiêm tiểu đường: Gồm những loại nào và sử dụng ra sao?
1. Insulin và vai trò trong điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Bệnh có thể phân loại thành tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh mạn tính, mục đích điều trị là kiểm soát đường máu, nâng cao chất lượng sống, phòng ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Liều lượng tiêm insulin ở mỗi bệnh nhân là khác nhau
Muốn lượng đường trong máu được ổn định, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và tiêm insulin,... Trong đó, phương pháp tiêm insulin được đánh giá là có thể đạt hiệu quả rất tốt nếu bệnh nhân áp dụng đúng cách.
Mục đích của việc tiêm hormone insulin chính là giúp cân bằng và kiểm soát đường huyết của cơ thể. Khi insulin được bổ sung cho cơ thể, quá trình vận chuyển glucose vào các tế bào cũng sẽ nhịp nhàng hơn.
Phác đồ tiêm của mỗi bệnh nhân là khác nhau và có nhiều loại insulin khác nhau. Insulin không dùng qua đường uống mà được sử dụng theo dạng tiêm. Đây là một dạng protein và nếu dùng qua đường uống, nó có thể bị tác động từ men tiêu hóa của dạ dày và cuối cùng sẽ bị phá vỡ trước khi đi vào máu.
2. Kim tiêm tiểu đường B.Braun
Loại kim tiêm tiểu đường này là một sản phẩm thiết bị y tế của thương hiệu B.Braun của nước Đức. Sản phẩm này được sử dụng để tiêm tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường với ống tiêm lớn, giúp bệnh nhân dễ quan sát và điều chỉnh liều lượng insulin cần tiêm. Sản phẩm này có chất lượng tốt, rất phổ biến và được nhiều người tin dùng.
Kim tiêm tiểu đường B.Braun là thương hiệu đến từ nước Đức.
Phần kim tiêm được làm từ thép không gỉ, thành kim mỏng và không gây đau nhiều khi tiêm. Sản phẩm kim tiêm tiểu đường này được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn EN ISO 9626:2001 nên rất an toàn cho người sử dụng. Độ dài piston vừa phải nên bạn có thể dễ dàng thao tác, điều chỉnh liều lượng thuốc. Mỗi ống tiêm sẽ được đóng gói riêng biệt nên đảm bảo vô trùng và rất thuận tiện khi sử dụng và bảo quản.
Sau khi tiêm, bạn cần vứt bỏ ngay bơm kim tiêm theo quy định xử lý kim tiêm. Nếu bao bì đựng kim tiêm tiểu đường đã bị rách, hở thì không nên sử dụng. Chỉ sử dụng một lần và không tái sử dụng bằng cách khử trùng,... để tránh gây nhiễm khuẩn hoặc giảm chất lượng của sản phẩm. Nên bảo quản nơi khô thoáng, tránh xa tầm tay của trẻ em.
Kim tiêm tiểu đường được chia cấp độ cho các mức insulin cụ thể. Vì thế, bạn không được sử dụng các ống tiêm với lượng insulin khác để hạn chế nguy cơ bị quá liều hoặc thiếu liều.
3. Những vị trí tiêm insulin
Nguyên tắc tiêm và vị trí tiêm insulin:
- Về nguyên tắc tiêm:
+ Cần sát khuẩn vị trí tiêm để phòng tránh nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm và đảm bảo cho cơ thể được hấp thụ insulin một cách tốt nhất. Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém, dễ bị nhiễm khuẩn, do đó việc sát khuẩn trước khi tiêm là vô cùng quan trọng.
+ Có rất nhiều loại insulin và mỗi loại sẽ có thời gian tiêm khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cho từng người bệnh. Một số loại insulin có tác dụng nhanh, bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm khoảng 15 đến 30 phút, có thể tiêm ngay trước bữa ăn.
- Một số vị trí nên tiêm insulin:
+ Vị trí da bụng: Đây là vị trí được nhiều người bệnh lựa chọn, nhất là vùng quanh rốn. Khi tiêm, người bệnh sẽ véo mô mỡ ở vùng giữa eo và xương hông, cách rốn khoảng 5cm. Nên đổi vị trí tiêm liên tục để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ, chẳng hạn như loạn dưỡng tại vùng tiêm.
+ Vị trí da cánh tay: Nếu vùng bụng chống chỉ định thì cánh tay là vị trí tiêm phù hợp vì tại vị trí này insulin được hấp thụ với tốc độ vừa phải. Kim phải được đặt ở mặt sau của cánh tay, giữa vai và khuỷu tay. Người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ từ nhân viên y tế hoặc người thân để tiêm đúng vị trí.
Có thể tiêm insulin ở nhiều vị trí khác nhau
+ Vị trí da vùng đùi: Người bệnh có thể tự tiêm rất dễ dàng tại vị trí này. Tuy nhiên, ở da vùng đùi thì quá trình hấp thu insulin sẽ chậm hơn so với những vị trí khác. Vị trí mà người bệnh nên lựa chọn là phía trước của đùi, giữa đầu gối và háng, đồng thời hơi lệch về phía ngoài chân. Cách tiêm chính xác là tiêm vào nếp véo da ít nhất 2,5 đến 5cm.
+ Da vùng lưng hoặc hông: Vị trí này cũng rất thuận lợi khi tiêm thuốc nhưng tốc độ hấp thụ insulin thường khá chậm.
- Lưu ý: Tiêm insulin có thể gây kích ứng da và mô mỡ dưới da, gây khó chịu. Do đó, bệnh nhân nên thay đổi luân phiên các vị trí tiêm. Nếu phải dùng 2 mũi tiêm/ngày, bạn nên tiêm ở 2 vị trí khác nhau, tại những vùng khác nhau. Không tiêm nhiều lần ở cùng một vị trí để hạn chế nguy cơ nổi cục cứng dưới da, gây lắng đọng mỡ và ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc.
4. Một số biến chứng khi tiêm insulin
Tiêm insulin không đúng cách có thể gây ra những biến chứng như sau:
- Hạ đường huyết do tiêm quá liều insulin: Để hạn chế biến chứng này, bệnh nhân nên theo dõi đường huyết thường xuyên, ghi chép lại và chia sẻ với bác sĩ để được điều chỉnh lượng insulin phù hợp với cơ thể.
- Nhiễm trùng vị trí tiêm: Biến chứng này có thể xảy ra nếu bệnh nhân không thực hiện bước sát khuẩn trước khi tiêm.
- Phản ứng tại chỗ của insulin như teo lớp mỡ dưới da hay tăng sản lớp mỡ dưới da vùng tiêm.
Người bệnh tiểu đường nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Trên đây là một số thông tin về phương pháp sử dụng insulin cho người bệnh tiểu đường, các vị trí nên tiêm và đặc biệt là dùng kim tiêm tiểu đường thế nào sao cho hiệu quả.
Để được giải đáp thêm thông tin hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!