Tin tức
Lấy máu tĩnh mạch và những điều cần lưu ý
- 06/06/2022 |Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà tại MEDLATEC Hà Tĩnh
- 30/09/2022 |Ưu điểm của dịch vụ lấy máu xét nghiệm MEDLATEC ở Bình Định
- 14/10/2022 |Giải đáp: Lấy máu gót chân xét nghiệm những bệnh gì?
- 09/09/2022 |MEDLATEC Kiên Giang, địa chỉ cung cấp dịch vụ lấy máu tại nhà chất lượng
- 15/09/2022 |Khi nào nên cho trẻ đi lấy máu gót chân?
1. Tâm lý bệnh nhân và kỹ thuật viên ảnh hưởng ra sao đến quá trình lấy máu?
Tâm lý của người bệnh và tâm lý của kỹ thuật viên đều có những ảnh hưởng nhất định đến quá trìnhlấy máu. Cụ thể như sau:
Tâm lý người bệnh cũng rất quan trọng khi thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm
- Tâm lý của người bệnh: Nếu người bệnh quá sợ hãi khi thực hiện lấy mẫu máu, mạch máu sẽ co lại khiến quá trình thực hiện khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Những trường hợp bệnh nhân đột ngột rút tay lại khi kỹ thuật viên chỉ vừa đâm kim vào mạch máu có thể dẫn đến chệch ven. Nhiều trường hợp bệnh nhi quấy khóc và không hợp tác. Do đó trước khi lấy mẫu, cần giải thích để bệnh nhân có tâm lý ổn định nhất, sẵn sàng hợp tác. Kỹ thuật viên cũng cần phối hợp với phụ huynh để dỗ dành trẻ giúp quá trình lấy mẫu máu diễn ra thuận lợi hơn.
- Tâm lý của kỹ thuật viên: Đây cũng là yếu tố rất quan trọng. Kỹ thuật viên cần tập trung khi thao tác để hạn chế tối đa những sai sót. Đối với một số trường hợp chọc ven lần đầu chưa lấy được mẫu máu và cần thực hiện đến lần thứ 2, lần thứ 3. Điều này sẽ gây ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của kỹ thuật viên. Bên cạnh đó, tâm lý của kỹ thuật viên cũng kém đi ít nhiều nếu người bệnh tỏ ra đau đớn, phàn nàn,…
Chính vì thế, trước khi lấy mẫu, kỹ thuật viên hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, ổn định để tránh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Trong trường hợp tâm lý của bạn đang không ổn định, nên nhờ người khác thực hiện thay để tránh gây ra sai sót.
2. Chuẩn bị chọn dụng cụ trước khi lấy máu
Trước khi thực hiện lấy máu cần chuẩn bị tất cả những dụng cụ cần thiết. Nếu trong trường hợp đang thực hiện mà thiếu dụng cụ sẽ rất khó xử lý và đồng thời khiến cho người bệnh cảm thấy không yên tâm.
Lựa chọn kim tiêm lấy máu phù hợp
Lưu ý chọn loại kim lấy máu thích hợp để tránh gây vỡ hồng cầu, giúp quá trình lấy máu dễ dàng hơn và hạn chế gây đau cho người bệnh. Trong suốt quá trình lấy máu cần thực hiện đeo găng tay và sau khi lấy máu xong cần vệ sinh tay ngay.
3. Các bước thực hiện trong quá trình lấy máu
- Xác định vị trí lấy máu:
Hãy lựa chọn những vị trí lấy dễ nhất. Vị trí tĩnh mạch giữa của tĩnh mạch M nếp gấp khuỷu tay chính là vị trí dễ lấy máu nhất. Trong trường hợp không thực hiện được, bạn có thể chuyển sang tay bên cạnh.
Cần tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình lấy máu
Nếu việc lấy mẫu máu vẫn khó khăn, bạn có thể chuyển xuống vùng mu bàn tay hay cổ tay. Những vị trí này cũng có thể lấy mẫu máu tương đối dễ dàng. Trong trường hợp thời tiết quá lạnh, có thể yêu cầu người bệnh vận động nhẹ cánh tay để có thể xác định vị trí lấy máu dễ dàng hơn. Những người béo phì, thừa cân, quá trình lấy máu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong trường hợp không thể nhìn rõ ràng mạch, hãy sờ để cảm nhận nhịp đập. Kỹ thuật viên cần xác định chuẩn xác đường đi của mạch. Đây là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng đâm chệch hay xuyên mạch.
- Thao tác lấy máu:
Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cũng như các thủ tục hành chính cần có trước lấy máu và xác định chính xác mạch và đã ổn định về tâm lý, bạn có thể thực hiện lấy mẫu máu với các bước như sau:
+ Garo cánh tay trên vị trí cần lấy máu.
+ Sát khuẩn vị trí lấy máu.
+ Đâm kim qua da và tiến dần đến vị trí mạch máu. Thao tác này cần thực hiện dứt khoát nhưng cần có kiểm soát vì nếu đẩy kim quá nhanh, có thể dẫn tới tình trạng đưa kim đi xuyên mạch hay gây vỡ mạch.
+ Khi đã đưa kim vào tĩnh mạch, thấy máu chảy vào đốc kim, thì tiến hành thảo bỏ garo, bạn cần rút máu chậm và thực hiện đều tay để không làm thay đổi áp lực đột ngột, không gây vỡ hồng cầu, không gây co mạch đột ngột. Với những trường hợp có mạch máu mỏng, việc rút máu nhanh sẽ khiến mạch máu bị co chặt lại và không thể tiếp tục rút máu được nữa.
+ Bên cạnh đó, kỹ thuật viên cũng cần thực hiện cố định kim tốt để tránh gây ra tình trạng tuột kim khỏi lòng mạch. Lưu ý, trong quá trình lấy máu cần cố gắng giữ yên kim ở vị trí cố định, tránh đẩy sâu kim thêm hoặc rút kim lại.
+ Sau khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết thì cần rút kim nhanh chóng và đặt bông vô khuẩn vào vị trí vừa lấy máu. Cần hướng dẫn bệnh nhân giữ bông nhẹ nhàng, không thực hiện day bông hoặc gập tay để tránh nguy cơ vỡ mạch.
+ Trường hợp chưa chọc đúng mạch hoặc chưa thể rút đủ máu, kỹ thuật viên cần bình tĩnh thực hiện lại, nhẹ nhàng điều chỉnh lại kim.
Nếu đã điều chỉnh kim 3 lần vẫn không thể lấy máu, bạn nên lựa chọn vị trí khác. Đồng thời, nên giải thích để người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng này, giúp họ có thể an tâm và thoải mái hơn khi kỹ thuật viên đang cố gắng thực hiện lấy mẫu máu. Trong trường hợp đã thử ở nhiều vị trí nhưng vẫn không thể lấy máu được, có thể nhờ kỹ thuật viên khác thực hiện thay.
Dịch vụ lấy mẫu máuxét nghiệm tại nhàcủa MEDLATEC được nhiều khách hàng tin tưởng
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, kỹ thuật viên cần thực hiện lấy máu theo đúng quy trình. Điều đặc biệt quan trọng là hãy giữ vững tâm lý của bản thân và đồng thời động viên, ổn định tâm lý của người bệnh để quá trình lấy mẫu máu thuận lợi và diễn ra nhanh chóng hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEClà nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc công nghệ cao đảm bảo mang đến dịch vụ y tế chất lượng dành cho bạn. Đặc biệt, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà, phù hợp với những người bận rộn không có thời gian đến thăm khám trực tiếp tại viện.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56để được hướng dẫn trực tiếp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!