Tin tức
Lỗ tiểu đóng thấp có phải vấn đề đáng lo hay không?
- 16/09/2021 | Làm sao để khắc phục tình trạng nổi mẩn trắng vùng bìu gây ngứa?
- 27/05/2022 | Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật lỗ tiểu thấp
- 18/10/2022 | Nổi cục cứng ở bìu: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả cho nam giới
- 15/11/2022 | Thai nhi được bao nhiêu tuần thì tinh hoàn xuống bìu?
- 07/07/2023 | Chụp cộng hưởng từ bìu có tiêm thuốc đối quang từ
1. Lỗ tiểu đóng thấp là gì?
Lỗ tiểu đóng thấp là một trong những dị tật bẩm sinh về tiết niệu - sinh dục thường gặp ở nam giới, lúc này lỗ tiểu sẽ nằm ở vị trí thấp hơn bình thường. Trung bình cứ 300 bé trai thì sẽ có một trường hợp được chẩn đoán mắc chứng lỗ tiểu thấp, tình trạng này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng, liệu dị tật bẩm sinh tiết niệu nêu trên có ảnh hưởng tới sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của trẻ không.
Dị tật lỗ tiểu đóng thấp thường ở các bé trai
Dị tật lỗ tiểu thấp thường xuất hiện ở trẻ có niệu đạo ngắn, chính vì thế lỗ tiểu sẽ nằm ở vị trí thấp, xa đỉnh quy đầu. Ở người đàn ông bình thường, niệu đạo sẽ mở ra đầu dương vật, tuy nhiên đối với bệnh nhân có lỗ tiểu đóng thấp, niệu đạo mở ra tại thân dương vật.
Chúng ta cần chú ý tới khoảng cách của đỉnh quy đầu với lỗ tiểu. Các bác sĩ cho biết nếu khoảng cách của lỗ tiểu và đỉnh quy đầu quá lớn, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Dựa vào vị trí lỗ tiểu thấp, bác sĩ có thể chia căn bệnh này thành 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng.
- Thể nhẹ: vị trí của lỗ tiểu ở quy đầu, khấc quy đầu
- Thể trung bình: vị trí của lỗ tiểu ở thân dương vật
- Thể nặng: vị trí của lỗ tiểu ở gốc dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn
2. Nguyên nhân nào gây dị tật bẩm sinh lỗ tiểu đóng thấp
Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa khẳng định nguyên nhân chính xác gây dị tật lỗ tiểu đóng thấp ở các bé trai. Một số yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây nên dạng dị tật này như:
- Mạch máu tại dương vật của thai nhi có khiếm khuyết.
- Thượng bì da mặt bụng ở dương vật thai nhi có khiếm khuyết.
- Tình trạng lỗ tiểu thấp thường xuất hiện ở thai nhi nếu cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm IVF.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi có thể sinh ra em bé bị dị tật tiết niệu - sinh dục.
- Các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, khói thuốc lá là tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và gây dị tật ở thai nhi,...
Phụ nữ ngoài 35 tuổi mang thai có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi
3. Dị tật lỗ tiểu đóng thấp có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nhiều cha mẹ thắc mắc: dị tật lỗ tiểu đóng thấp có ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là thói quen đi tiểu tiện của trẻ không? Nhìn chung, lỗ tiểu thấp hầu như không gây trở ngại với bệnh nhân khi đi tiểu tiện. Trường hợp bị dị tật thể nặng, bé trai không thể đi tiểu tiện giống người bình thường mà phải ngồi tiểu tiện như nữ giới. Điều này có thể gây ra tâm lý tự ti ở người bệnh.
Điều đáng lo đó là dị tật lỗ tiểu thấp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của nam giới. Bởi vì lỗ tiểu thấp là nguyên nhân gây cong dương vật, cánh mày râu sẽ gặp khó khăn trong “chuyện chăn gối”. Tình trạng cong dương vật và lỗ tiểu thấp nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ đe dọa tới sức khỏe sinh sản của người đàn ông, gây vô sinh. Như vậy, chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị dị tật lỗ tiểu đóng thấp ở bé trai.
Lỗ tiểu đóng thấp làm ảnh hưởng tới thói quen đi tiểu tiện
Ngoài ra, dị tật này có thể khiến hệ tiết niệu phát triển bất thường, gây biến chứng nang tuyến tiền liệt. Bệnh nhân có lỗ tiểu ở tầng sinh môn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, họ là đối tượng có nguy cơ xuất hiện nang tuyến tiền liệt rất cao.
4. Phát hiện và điều trị dị tật lỗ tiểu thấp
Để phát hiện dị tật lỗ tiểu thấp ở nam giới, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, tầm soát nhiễm sắc thể và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể, ở bước khám lâm sàng, các bạn nên chia sẻ cởi mở với bác sĩ về tình trạng bệnh, các triệu chứng thường gặp. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm tầm soát phù hợp nhất.
Phương pháp tầm soát bất thường nhiễm sắc thể được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi diễn biến bệnh. Đặc biệt, người có dị tật lỗ tiểu thấp thể nặng nên thường được bác sĩ chỉ định tầm soát trên nền 1 NST bất thường.
Một số phương pháp xét nghiệm hỗ trợ phát hiện dị tật lỗ tiểu đóng thấp là: xét nghiệm nội tiết, kiểm tra tinh dịch đồ,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đi siêu âm để chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất.
Bệnh nhi từ 3 - 6 tháng tuổi nên phẫu thuật
Dị tật lỗ tiểu thấp nên được phát hiện và điều trị sớm, thông thường bệnh nhi từ 3 - 6 tháng tuổi sẽ được khuyến khích phẫu thuật. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên cho trẻ phẫu thuật trước 18 tuổi để tăng cơ hội điều trị thành công.
5. Địa chỉ chẩn đoán, điều trị lỗ tiểu đóng thấp uy tín
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, đây là địa chỉ uy tín mà Quý khách có thể tham khảo và lựa chọn. Các bác sĩ của MEDLATEC là những người có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp đối với từng bệnh nhân.
Để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả, MEDLATEC đã trang bị hệ thống máy móc chẩn đoán hiện đại, ví dụ máy chụp X - quang, máy siêu âm, MRI, CT Scan,... chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Đức hoặc Thụy Sỹ. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chỉ CAP (Hoa Kỳ). Các xét nghiệm thực hiện tại MEDLATEC luôn đảm bảo độ chính xác cao.
MEDLATEC là đơn vị y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thăm khám và điều trị các bệnh lý uy tín
Bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc: dị tật lỗ tiểu đóng thấp có nguy hiểm không? Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bệnh nhi đi thăm khám và điều trị sớm để tăng cơ hội điều trị thành công. Nếu quan tâm tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại MEDLATEC, Quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và được nhân viên hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!