Tin tức
Mắc bệnh thận nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?
- 16/04/2022 |Người mắc bệnh thận mạn tính cần lưu ý những gì trong chế độ ăn hàng ngày?
- 06/09/2022 |Bác sĩ giải đáp: Bệnh thận đa nang có di truyền không?
- 07/09/2022 |Bệnh thận mạn tính nguy hiểm thế nào? Cách phòng ngừa bệnh ra sao?
- 02/06/2023 |Có nên uống cây thuốc nam chữa bệnh thận hư không?
1. Chế độ ăn uống quan trọng như thế nào với người mắc bệnh thận?
Trước khi giải đáp thắc mắc “bệnh thận kiêng ăn gì”, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của chế độ ăn uống với người đang mắc bệnh thận.
Khi thận bị tổn thương, các chức năng của thận bị suy giảm và thận không thể lọc máu hiệu quả như bình thường. Do đó, gây ra sự tích tụ chất lỏng cũng như các chất thải trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đặc biệt là tình trạngđột quỵ.
Chế độ ăn uống rất quan trọng với người đang mắc bệnh thận
Các trường hợp mắc bệnh thận mạn tính cần duy trì một chế độ ăn khoa học để giúp thận bảo tồn chức năng, tránh tổn thương nghiêm trọng hơn và cải thiện một số triệu chứng bệnh (chẳng hạn nhưmệt mỏi, ăn không ngon, đau thận hay một số vấn đề về tiểu tiện).
Hơn nữa, khi áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh có thể đảm bảo được cung cấp đủ năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày, duy trì trọng lượng hợp lý, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ mất khối lượng cơ cho bệnh nhân,...
Mỗi người bệnh có thể trạng sức khỏe khác nhau, mức độ bệnh khác nhau nên chế độ ăn kiêng cũng khác nhau. Thông thường, những người bệnh thận giai đoạn đầu không cần phải thay đổi, điều chỉnh quá nhiều về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, trường hợp thận đã tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo những hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế sự tích tụ của chất lỏng, chất thải trong cơ thể và giảm áp lực là việc cho thận, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả.
2. Người mắc bệnh thận kiêng ăn gì?
Người mắc bệnh thận cần kiêng hoặc hạn chế những loại thực phẩm sau trong chế độ ăn:
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối: Cơ thể cần muối để cân bằng lượng nước nhưng nếu dư thừa muối có thể gây hại cho thận. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở người mắc bệnh thận.
Bị thận nên hạn chế ăn muối
Khi bạn ăn nhiều muối, thận sẽ cần một lượng nước để làm loãng chất điện giải trong máu, từ đó có thể đảm bảo hoạt động của tim. Điều này có thể khiến thận càng tổn thương nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, lượng muối quá cao sẽ khiến tăng bài tiết protein, làm tăng nguy cơsuy thận.
Một số thực phẩm chứa nhiều muối mà người mắc bệnh thận nên kiêng là thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, nước tương, nước sốt thịt, đồ ăn chế biến sẵn, bánh mì, pho mát, cà muối, dưa muối,...
- Hạn chế hấp thụ kali: Thận có thể điều chỉnh lượng kali trong cơ thể để hỗ trợ điều phối chức năng cơ. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, thận sẽ không thể điều chỉnh được lượng kali, nhất là khi bạn bổ sung quá nhiều loại khoáng chất này. Khi đó, kali có thể tăng cao lên mức nguy hiểm. Một số biểu hiện cho thấy kali trong cơ thể đang tăng cao là mệt mỏi,nhịp timkhông đều,...
Do đó, những người mắc bệnh thận cần kiêng một số thực phẩm có chứa nhiều kali, cụ thể như sữa chua, quả bơ, atiso, dưa đỏ, xoài, quả chà là, kiwi, các loại hạt, quả mơ, lựu, cam, cà rốt, khoai tây, cà chua, trái cây sấy khô,…
- Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho: Khi bị tổn thương, thận sẽ không thể lọc được phốt pho trong máu. Tình trạng tích tụ nhiều phốt pho trong cơ thể khiến xương yếu, thậm chí canxi có thể lắng đọng trong các mạch máu, mắt, phổi và tim. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Một số thực phẩm có chứa nhiều phốt pho mà người mắc bệnh thận cần hạn chế là thịt gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, nội tạng động vật, thịt chế biến sẵn, bánh mì nguyên cám, các loại đồ uống như bia, coca,...
Người bệnh cần kiểm soát lượng protein dung nạp vào cơ thể
- Kiểm soát lượng protein: Nếu tiêu thụ quá nhiều protein, thận sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực, càng nguy hiểm hơn đối với những trường hợp đang bị tổn thương thận ở giai đoạn muộn.
Do đó, người bệnh nên kiểm soát lượng protein dung nạp vào cơ thể. Nguồn protein thực vật bao gồm đậu, các loại hạt, các loại đậu,.... Nguồn protein động vật bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng,...
Người bị suy thận nghiêm trọng không nên uống quá nhiều nước
- Hạn chế chất lỏng nếu bị bệnh thận đã ở mức nghiêm trọng: Người bình thường nên uống khoảng 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thận ở giai đoạn nặng thì cần hạn chế dung nạp chất lỏng vào cơ thể. Nguyên nhân là khi tổn thương, thận không đủ khả năng loại bỏ hiệu quả chất lỏng dư thừa của cơ thể. Nếu người bệnh dung nạp quá nhiều chất lỏng, cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất lỏng dư thừa và dẫn đếntăng huyết áp, phù chân, ngón tay, bàn tay, gâykhó thở, suy tim,...
Tuy nhiên, những trường hợp bệnh thận ở giai đoạn 1 và 2 vẫn nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo thận được hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng các sản phẩm chứa chất ngọt nhân tạo, cafein, đồ uống có ga và đặc biệt cần loại bỏ thuốc lá. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn hợp lý, tránh để tăng cân và bị thừa cholesterol. Nên uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, có thể tham khảo bác sĩ và các chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe bản thân. Cần hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “bệnh thận kiêng ăn gì”. Nếu cần được giải đáp chi tiết hơn hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaBệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!