Tin tức

Mách chị em những thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả

Ngày 15/09/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Có rất nhiều chị em phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng. Mức độ cơn đau khác nhau tùy cơ địa mỗi người, nhiều trường hợp đau dữ dội và dai dẳng khiến chị em phải tìm đến thuốc giảm đau bụng kinh.

1. Khi nào thì nên sử dụng thuốc giảmđau bụngkinh?

Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng kinh mỗi lần tới “ngày đèn đỏ". Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mức độ cơn đau bụng kinh sẽ khác nhau. Có người thì bị đau lâm râm vùng bụng dưới, nhưng cũng có trường hợp lại đau dai dẳng dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy đối với những người phải trải qua cơn đau bụng kinh dữ dội vượt ngưỡng chịu đựng thì thường nghĩ đến việc giảm đau bằng thuốc.

Theo các chuyên gia y tế chia sẻ, để giúp xoa dịu những cơn đau bụng kinh, trước tiên chị em chỉ nên áp dụng những biện pháp tự nhiên, nếu những phương pháp này không mang lại hiệu quả thì mới dùng đếnthuốc giảm đaubụng kinh. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này đó là làm thư giãn cơ tử cung để giảm thiểu tình trạng co thắt, hoặc ức chế sản sinh prostaglandin (một loại hormone kích thích sự hình thành của các cơn đau bụng kinh). Ngoài ra trước khi dùng bất kỳ loại thuốc đau bụng kinh nào, chị em phụ nữ đều phải tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường triệu chứng đau bụng kinh sẽ khởi phát khoảng 1 - 2 ngày trước khi kỳ kinh chính thức ghé thăm hoặc ngay khikinh nguyệtđã bắt đầu xuất hiện. Cảm giác này sẽ kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày đầu, kèm theo đó là các biểu hiện nhưbuồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau lưng, bụng, đùi và tiêu chảy,...

Nếu bạn thấy cảm giác đau bụng kinh xảy ra quá sớm, kéo dài lâu hơn so với cơn đau bụng kinh bình thường thì cần hết sức cảnh giác vì đây có thể là tín hiệu cho thấy có thể bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm về phụ khoa nhưlạc nội mạc tử cung,u xơ tử cunghay thậm chí là ung thư tử cung,... Khi đó bạn nên đi khám Chuyên khoa Sản phụ khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách, kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh sau khi đã đi khám và được bác sĩ kê đơn

Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh sau khi đã đi khám và được bác sĩ kê đơn

2. Có những loại thuốc giảm đau bụng kinh nào?

Thuốc giảm đau bụng kinh sẽ bao gồm các thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Nếu sử dụng thuốc không kê đơn thì chị em nên dùng từ 1 - 2 ngày trước thời điểm hành kinh, tiếp tục duy trì liều dùng trong 2 - 3 ngày đầu kinh nguyệt để giảm triệu chứng đau bụng kinh. Các nhóm thuốc giảm đau bụng kinh hiện được lưu hành rộng rãi trên thị trường đó là:

2.1. Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau thường chứa hoạt chất paracetamol có tác dụng kiểm soát các triệu chứng khó chịu do cơn đau bụng kinh gây ra.

2.2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định trong những trường hợp bị đau bụng kinh. Các thuốc thuộc nhóm này hoạt động theo cơ chế giảm tiết prostaglandin (là một loại chất thường gia tăng nồng độ trong kỳ kinh nguyệt gây kích thích co bóp tử cung). Tuy nhiên loại thuốc này có một nhược điểm là có khả năng kích ứng dạ dày, đồng thời tương tác với các thuốc khác nên không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.

Những bệnh nhân bị trào ngược, viêm loét dạ dày, mắc bệnh hen suyễn, tim, thận hay có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cũng đều phải tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng nhóm thuốc NSAIDs để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

2.3. Thuốc chống co thắt

Một trong những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị đau bụng kinh đó chính là do tử cung bị co thắt quá mức. Các thuốc chống co thắt sẽ giúp giải quyết được tình trạng này. 2 loại thuốc chống co thắt phổ biến đang được lưu hành trên thị trường đó là:

  • Alverin: có tác dụng ức chế sự hình thành của các cơn co thắt nên cũng hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên thuốc không phù hợp đối với những người bị huyết áp cao;
  • Hyoscine: giúp giảm cơn đau bụng kinh một cách nhanh chóng nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm táo bón, khô miệng, hay phản ứng với các thuốc điều trị khác nên cần phải sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.4. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai hàng ngày không chỉ có tác dụng giúp chị em phụ nữ sinh nở có kế hoạch mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh khá hiệu quả. Cụ thể là loại thuốc này sẽ giúp ngăn cản sự rụng trứng, ức chế niêm mạc tử cung phát triển, qua đó làm giảm nồng độ prostaglandin trong cơ thể. Tuy nhiên thuốc cũng ẩn chứa một số tác dụng phụ như buồn nôn,đau đầu, tăng cân, tâm trạng thay đổi,... và nếu sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chính vì thế nếu dùngthuốc tránh thaiphải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy không thể phủ nhận những công dụng do thuốc giảm đau bụng kinh mang lại nhưng chị em phụ nữ đều cần phải hết sức cẩn trọng đối với việc dùng các loại thuốc này.

Nếu đã sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng đau không có dấu hiệu được cải thiện thì chị em nên đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân. Bởi vì tình trạng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay hẹp cổ tử cung,... và những bệnh lý này cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

3. Gợi ý các biện pháp giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Ngoài việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh thì chị em phụ nữ cũng có thể kết hợp với các phương pháp giảm đau khác không cần dùng thuốc mà vẫn đem lại hiệu quả cao, cụ thể là:

  • Vận động nhẹ nhàng, điều độ, ưu tiên lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức với cơ thể;
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất giàuvitamin A, nhóm B (B6, B12), E, khoáng chất (kali, sắt, magie),... Đặc biệt nên tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hay thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia và sử dụng chất kích thích;
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tập yoga, tập thiền để giúp tinh thần luôn trong trạng thái tích cực và thoải mái;
  • Dùng miếng dán chuyên dụng hoặc túi chườm nóng để giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh;
  • Không làm những việc nặng nhọc hoặc mang vác vật nặng.

Bạn nên nghỉ ngơi kết hợp các bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện triệu chứng đau bụng kinh

Bạn nên nghỉ ngơi kết hợp các bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện triệu chứng đau bụng kinh

Trên đây là những thông tin gợi ý về các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả bạn có thể tham khảo. Nhìn chung việc dùng những loại thuốc này nên tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để thuốc phát huy hiệu quả tối ưu nhất, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu cần được tư vấn thêm về các biện pháp giúp giảm đau bụng kinh, bạn có thể liên hệ ngay tới hotline1900 56 56 56để tổng đài viên củaMEDLATEChỗ trợ và hướng dẫn đăng ký lịch khám cùng bác sĩ Sản phụ khoa ngay hôm nay.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map