Tin tức
Nguy hiểm ẩn sau viêm tụy cấp: cách nhận biết và xử lý kịp thời
- 21/11/2022 |Chức năng của tuyến tụy và một số bệnh lý thường gặp
- 05/09/2023 |Bệnh nhân nam mắc bệnh lý cực kỳ hiếm gặp ở tụy khi đi thăm khám tại Medlatec
- 03/03/2024 |Đừng nhầm lẫn ung thư tuyến tụy với bệnh tiêu hóa thông thường
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cấp
Viêm tụy cấplà tình trạng tụy tổn thương cấp tính. Bệnh nhân mắcviêm tụy cấpcần nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, từ đó giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm tụy cấp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây raviêm tụy cấp:
Sỏi mật
Sỏi mật là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm tụy cấp. Kích thước củasỏi mậtcó thể gây tắc nghẽn đường mật, ngăn cản sự lưu thông từ túi mật đến tá tràng.
Cụ thể, sỏi mật có thể di chuyển từ túi mật qua ống mật để đi ra ngoài, tuy nhiên nhiều trường hợp sỏi mật không đi qua được bóng Vater gây tắc tại đây - nơi đổ chung của ống dẫn mật và ống dẫn tụy dẫn tới tắc ống dẫn mật và tụy, từ đó gây ra tình trạng viêm tụy cấp.
Nhiễm trùng
Khi nhiễm trùng bắt nguồn từ các cơ quan lân cận, vi khuẩn hoặc virus có thể lan đến tụy và gây ra sự viêm nhiễm. Cơ chế này thường diễn ra khi vi khuẩn hoặc virus lây lan qua máu hoặc các ống dẫn mật, xâm nhập vào tụy và kích thích phản ứng viêm nhiễm. Khi tụy bị nhiễm trùng, tế bào tụy có thể bị tổn thương và phản ứng viêm nhiễm có thể lan rộng ra toàn bộ cơ quan.
Uống rượu
Sử dụng rượu một cách quá mức trong thời gian dài có thể góp phần vào việc gây tổn thương cho tế bào tụy và kích thích quá trình viêm nhiễm.
Các chất trong rượu tác động tiêu cực đến tế bào tụy, làm giảm khả năng sản xuất enzym tiêu hóa cần thiết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bởi sự suy giảm khả năng tự vệ của tụy.
Ethanol trong rượu có thể gây tổn thương tế bào tụy
Chấn thương và tiền sử phẫu thuật vùng xung quanh tuyến tụy
Tiền sử phẫu thuật vùng xung quanh tuyến tụy hoặc chấn thương có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng tụy, tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe tụy.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc nhất định, như thiazide và sulfonamides, có thể gây ra viêm tụy cấp ở một số trường hợp. Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên xin ý kiến bác sĩ về các nguy cơ tiềm ẩn và theo dõi những triệu chứng không mong muốn.
Tình trạng y tế khác
Các bệnh nhưđái tháo đường,huyết ápcao, và các vấn đề liên quan đến túi mật cũng có thể tăng nguy cơ phát sinh viêm tụy cấp.
- Đái tháo đường: Người mắc đái tháo đường thường có mức đường huyết không ổn định, gây ra sự tổn thương cho mạch máu và các tế bào trong tụy. Ngoài ra, mức đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và suy tụy.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao có thể gây tổn thương cho các mạch máu trong tụy, làm giảm dòng máu và dẫn đến sự tổn thương của các tế bào tụy. Mức độ tổn thương này có thể tăng khả năng phát sinh viêm tụy cấp.
- Các vấn đề như viêm gan,xơ gan, hay các vấn đề khác liên quan đến túi mật cũng có thể tác động đến tụy. Sự không ổn định trong chức năng gan và mật có thể dẫn đến sự phát triển các vấn đề ở tụy, bao gồm viêm tụy cấp.
Đối với mỗi trường hợp bệnh, nguyên nhân cụ thể là khác nhau. Tuy nhiên, sự kết hợp của các yếu tố trên có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của viêm tụy cấp.
2. Các dấu hiệu cần lưu ý của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpthường xuất hiện với những dấu hiệu đặc trưng và việc nhận biết chúng là rất cần thiết để đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu cần lưu ý của viêm tụy cấp:
- Đau nhiều và đột ngột ở vùng bụng trên hoặc quanh rốn, thường ở phía trên và giữa các xương sườn, cơn đau có thể lan ra phía lưng hoặc phía sau. Nếu chạm nhẹ vào vùng bụng trên gây đau nhiều hơn so với trạng thái bình thường.
- Buồn nôn thường xuyên và vẫn không giảm sau khi nôn.
- Mệt mỏi.
- Có thể mất khả năng ăn uống.
- Có thể xuất hiệntiêu chảyhoặctáo bón.
- Có thể xuất hiện sốt cao, là một biểu hiện của quá trình viêm nhiễm.
- Các triệu chứng như run, nhức mỏi cơ có thể xuất hiện.
Đau dữ dội và nhiều ở vùng trên bụng khi bị viêm tụy cấp
Việc lưu ý và nhận biết sớm các dấu hiệu này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trịviêm tụy cấpmột cách hiệu quả, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng.
3. Các phương pháp chẩn đoán viêm tụy cấp
Chẩn đoánviêm tụy cấpđòi hỏi sự kết hợp giữa lịch sử bệnh của người bệnh, triệu chứng bệnh nhân gặp phải và các phương pháp xét nghiệm.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số máu như đường huyết, enzyme tụy (như amylase và lipase) và các chỉ số khác như C-reactive protein (CRP).
- Siêu âm bụng giúp kiểm tra kích thước tụy và xác định các tổn thương thường xuất hiện trong trường hợp viêm tụy như sỏi mật,…
- CT scan có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về tụy và các cơ quan xung quanh.
- Xét nghiệm phân giúp xác định mức độ enzyme tụy trong phân và đưa ra đánh giá về chức năng tiêu hóa của tụy.
- Kiểm tra kích thích tiết secretin: Xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin quan trọng về khả năng của tụy trong việc sản xuất enzyme và thực hiện chức năng tiêu hóa.
- Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP, phương pháp này giúp thăm dò và xác định các bệnh lý như tắc nghẽn ống dẫn mật, các bệnh lý của tụy hay các vấn đề khác trong hệ thống mật-tụy.
Các bác sĩ đang thực hiện nội soi cho bệnh nhân
Việc kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán giúp xác định chính xác tình trạng của tụy.
4. Các biện pháp phòng ngừa viêm tụy cấp
Phòng ngừa viêm tụy cấp giúp duy trì sức khỏe tụy và ngăn chặn sự phát triển bệnh.
- Rượu và thuốc lá có thể làm tổn thương tụy và tăng nguy cơ viêm tụy. Việc giảm tiêu thụ hoặc ngừng sử dụng chúng có thể giúp bảo vệ tụy và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Quản lý cân nặng thông qua chế độ ăn uống cân đối và luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơmỡ máucao và đái tháo đường, những yếu tố liên quan đến viêm tụy.
- Đối với người cótiểu đường, duy trì mức đường huyết ổn định.
- Những người có yếu tố nguy cơ cao, như có tiền sử gia đình hoặc bệnh lý liên quan đến tụy, cần thực hiện kiểm tra định kỳ tụy để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào.
- Kiểm soát các tình trạng y tế như đái tháo đường, huyết áp cao và các vấn đề về túi mật giúp giảm áp lực lên tụy và giảm nguy cơ viêm tụy.
- Hạn chế các tác động vùng bụng có thể gây chấn thương tụy.
Trên đây là những thông tin liên quan đếnviêm tụy cấp. Nếu bạn có các dấu hiện nêu trên, hoặc thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy đến tại Chuyên khoa Nội ở các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC gần nhất để được kiểm tra và có phác đồ điều trị thích hợp.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến số tổng đài sau củaMEDLATEC:1900 56 56 56để được các Tổng đài viên của bệnh viện tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!