Tin tức
Nguyên nhân gây hạ đường huyết sau ăn và cách điều trị bệnh
- 23/05/2023 |Hạ đường huyết: Nguyên nhân - triệu chứng và cách điều trị
- 20/06/2023 |Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ
- 28/06/2023 |Một số loại thuốc hạ đường huyết và lưu ý khi dùng
- 18/04/2024 |Vì sao bà bầu dễ tăng đường huyết? Cách hạ đường huyết cho bà bầu?
1. Vì sao bị hạ đường huyết sau ăn?
Tình trạnghạ đường huyếtkhi cơ thể bị đói đã quá phổ biến. Tuy nhiên, cơ thể cũng có thể bị hạ đường huyết sau ăn với những triệu chứng phổ biến như mất tập trung, mệt mỏi, chóng mặt, run tay, căng thẳng, buồn nôn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,...
Bị chóng mặt do hạ đường huyết sau ăn
Một số lý do gây ra tình trạng đường huyết bị giảm sau ăn:
- Bài tiết insulin bất thường: Ở những trường hợp bịtiểu đường, tình trạng cơ thể sản sinh ra insulin quá mức có thể khiến đường huyết của bệnh nhân bị giảm thấp hơn sau khi ăn.
- Bị ảnh hưởng bởi thuốc hạ đường huyết: Nếu người tiểu đường tự ý tăng lượng thuốc điều trị, lượng đường trong máu cũng sẽ giảm đáng kể sau bữa ăn.
- Do dinh dưỡng: Một số bệnh nhân khi biết mình bị tiểu đường hay lượng đường trong máu cao, thường có xu hướng hạn chế ăn đường và ăn nhạt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không biết điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết sau ăn.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra vấn đề này cũng có thể do người bệnh ăn loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao. Điều này khiến cho hormone insulin và glucagon không thể đảm bảo cân bằng lượng đường trong máu.
- Do viêm tụy hay có khối u ở tụy.
- Do phẫu thuật cắt dạ dày: Sau khi trải qua phẫu thuật dạ dày, nhiều bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng hạ đường huyết sau ăn. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân sau phẫu thuật cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Do hạ đường huyết muộn: Những bệnh nhân bị thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử bệnh gia đình về hạ đường huyết cũng có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết sau ăn, hay còn gọi là hạ đường huyết muộn. Điều này có thể là do tế bào β giải phóng insulin quá sớm khiến cho đường huyết tăng quá cao trong thời gian đầu khi kiểm tra đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh có thể đáp ứng với tình trạng này do sự giải phóng insulin dẫn tới hạ đường huyết sau ăn sau khi dung nạp glucose từ 4 đến 5 giờ.
2. Hạ đường huyết sau ăn gây ra những vấn đề gì?
Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng hạ đường huyết sau ăn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh, chẳng hạn:
Hạ đường huyết sau ăn gây ra những vấn đề nghiêm trọng
- Hạ đường huyết nghiêm trọng sau ăn không được phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị mất ý thức, thậm chí gây hôn mê. Do đó, ngay từ khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
- Có nguy cơ gây tử vong: Khi bị hạ đường huyết sau ăn, bệnh nhân không nên tự ý điều trị và không nên tự ý dung nạp một lượng đường lớn cho cơ thể. Điều này có thể khiến đường huyết tăng quá cao, gây rối loạn hệ thần kinh và tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ tử vong.
3. Phải làm gì khi bị hạ đường huyết sau ăn?
- Nếu có những biểu hiện nghi ngờ hạ đường huyết sau ăn, bạn có thể kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết. Nếu kết quả cho thấy đường huyết giảm, bạn có thể ăn một chút bánh ngọt, kẹo và ngồi thư giãn trong khoảng 15 phút để giúp đường huyết của bạn tăng lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được cải thiện thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thay đổi thuốc điều trị nếu hạ đường huyết sau ăn là do tác dụng phụ của thuốc
- Nếu nguyên nhân hạ đường huyết sau khi đã ăn là do một số vấn đề về thuốc điều trị, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thuốc điều trị phù hợp hơn.
- Những trường hợp bị hạ đường huyết sau ăn do viêm tụy hay do có khối u ở tụy thì cần điều trị căn bệnh này sớm theo phác đồ của bác sĩ.
- Với những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường thì cần thực hiện chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
4. Cách phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết sau ăn
Để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết sau ăn, bạn cần hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm và chế độ ăn uống của mình. Một số thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường có thể làm tăng nồng độ đường máu và khiến cơ thể sản sinh insulin quá mức khiến lượng đường huyết không được kiểm soát.
Do đó, để kiểm soát đường huyết, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo lành mạnh để làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thụ đường.
Nên đi khám nếu có biểu hiện hạ đường huyết bất thường
Không những chú ý đến vấn đề lựa chọn thực phẩm, bệnh nhân cũng cần ăn uống đều đặn và đủ bữa, đặc biệt không nên bỏ bữa. Hãy cố gắng ăn 3 bữa chính và một số bữa ăn nhẹ trong ngày.
Bên cạnh đó, nên tập thể dục đều đặn để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên tập những bài tập vừa sức, không nên tập với cường độ mạnh, đồng thời cần kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Có thể nói rằng tình trạng hạ đường huyết sau ăn là vấn đề sức khỏe cần được xử trí sớm để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong. Vì thế, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATECđể được tư vấn nhanh chóng, chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!