Tin tức

Nguyên nhân viêm tụy cấp là gì và cách để điều trị tình trạng này?

Ngày 31/08/2022
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Viêm tụy cấp được xem là một trong những cấp cứu y khoa chiếm tỷ lệ cao hàng đầu trên thế giới. Bệnh nhân có thể bị viêm tụy cấp từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây!

1. Triệu chứng và nguyên nhân viêm tụy cấp

Viêm tụy cấplà khituyến tụygặp phải tình trạng đột ngột bị sưng viêm trong thời gian ngắn. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân gặp phải biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tử vong. Viêm tụy cấp có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân của bệnh, điển hình nhất là các biểu hiện sau:

  • Sốt cao;

  • Đau vùng bụng trên hoặc lan ra sau lưng;

  • Buồn nôn, nôn ói;

  • Mạch nhanh;

  • Chán ăn;

  • Chướng bụng.

Viêm tụy cấp có thể khiến bệnh nhân bị đau vùng bụng trên và lan ra sau lưng

Viêm tụy cấp có thể khiến bệnh nhân bị đau vùng bụng trên và lan ra sau lưng

Nguyên nhân viêm tụy cấp có thể được giải thích như sau:

Khi vẫn còn ở trong tuyến tụy mà các enzyme tiêu hóa lại được kích hoạt thì sẽ khiến các tế bào tuyến tụy bị hoại tử. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề gây tử vong hoặc nếu không được khống chế kịp thời có thể diễn biến thành viêm tụy mạn tính.

Lúc này các mô sẹo dần hình thành làm mất chức năng của tuyến tụy, cơ quan này bị giảm chức năng khiến cơ thể gặp các vấn đề về tiêu hóa hay bệnh đái tháo đường. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp đó là:

  • Nguyên nhân bệnh lý: bệnh nhân bịsỏi mật,mỡ máu, tăng canxi máu do bị cường cận giáp, ung thư tuyến tụy, bệnhxơ nang, tiểu đường, béo phì, bệnh thận, viêm mạch (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa nốt), viêm tụy tự miễn loại I và loại II,...;

  • Lạm dụng thuốc điều trị bệnh;

  • Độc tố (ngộ độc organophosphate hay bị động vật cắn);

  • Chấn thương hay biến chứng của các thủ thuật như nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) dùng trong điều trị sỏi mật, phẫu thuật bụng;

  • Di truyền: tiền sử gia đình có người bị viêm tụy, rối loạn di truyền (xơ nang, viêm tụy di truyền, thiếu alpha 1-antitrypsin);

  • Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng:

  • Vi khuẩn: Legionella, Mycoplasma, Leptospirosis, Campylobacter jejuni, Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium avium;

  • Virus: Cytomegalovirus, Coxsackie, Quai bị, viêm gan A/B/C, HIV, Echovirus, Varicella, Rubella, Epstein-Barr virus;

  • Ký sinh trùng: Microsporidia, Cryptosporidium, Clonorchis sinensis, Ascaris lumbricoides;

  • Ngộ độc rượu, nghiện rượu lâu năm.

Nếu không thể xác định rõ nguyên nhân viêm tụy cấp thì trường hợp này được coi là viêm tụy vô căn.

2. Viêm tụy cấp có thể tiến triển thành những biến chứng gì?

Sau đây là các biến chứng nguy hiểm của tình trạng viêm tụy cấp:

  • Tổn thương phổi: tình trạng viêm tụy cấp làm thay đổi hóa sinh trong cơ thể, tác động tới quá trình trao đổi khí diễn ra tại phổi dẫn tới giảm nồng độ oxy trong máu;

  • Suy thận: viêm tụy cấp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận, có khi bệnh nhân còn cần phải lọc máu;

  • Nang giả tụy: bệnh làm tích tụ các mảnh vụn và chất lỏng trong các túi tương tự như nang ở trong tuyến tụy. Khi nang giả bị vỡ sẽ dẫn tới biến chứng như nhiễm trùng và chảy máu;

  • Nhiễm trùng: viêm tụy hoại tử nhiễm trùng là một trong những biến chứng nặng nhất có thể khiến bệnh nhân tử vong;

  • Viêm tụy mạn tính: khi tái phát viêm tụy cấp nhiều lần thì có thể trở thành viêm tụy cấp mạn tính, điều này làm hủy hoại các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin của tuyến tụy và là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường hoặc ung thư tuyến tụy;

  • Suy dinh dưỡng: tuyến tụy bị viêm sẽ giảm khả năng sản xuất các enzyme thiết yếu khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng tiêu chảy, giảm cân và suy dinh dưỡng.

Lạm dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân viêm tụy cấp

Lạm dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân viêm tụy cấp

3. Điều trị viêm tụy cấp bằng phương pháp nào?

3.1. Giảm đau, bù dịch

Mục tiêu chính của điều trị viêm tụy cấp vẫn là bù dịch và giảm đau. Nên sử dụng dung dịch Ringer và bắt đầu với hàm lượng từ 15ml/kg - 20ml/kg, tiếp theo đó là duy trì 3ml/kg/giờ. Áp dụng biện pháp này trong vòng 24h đầu tiên kể từ khi cấp cứu dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và các bệnh lý nền đi kèm.

Ngoài ra bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sinh niệu, lượng nước tiểu, dung tích hồng cầu, nồng độ ure máu để xác định lượng dịch cần truyền chính xác là bao nhiêu cho mỗi bệnh nhân. Thêm vào đó để giúp cải thiện triệu chứng đau cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm nhóm thuốc NSAIDs, Paracetamol, Opioids hoặc các loại thuốc giảm đau trung ương.

3.2. Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho đến khi tình trạng viêm tuỵ cấp ổn định

Trong vòng 24h đầu nhập viện thì bệnh nhân cần phải nhịn ăn cho tới khi đã cải thiện được các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Sau khoảng 24 - 72h kể từ khi nhập viện, người bệnh có thể ăn lại với những món mềm, lỏng, ít chất béo, ít cặn tùy theo tình trạng bệnh.Nếu viêm tụy nặng hoặc bệnh nhân bất dụng nạp thức ăn qua đường miệng thì cần sử dụng  ống thông mũi - dạ dày hoặc truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch

Nếu viêm tụy nặng hoặc bệnh nhân bất dụng nạp thức ăn qua đường miệng thì cần sử dụng ống thông mũi - dạ dày hoặc truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch

3.3. Sử dụng kháng sinh

Trong trường hợp người bệnh bị viêm tụy cấp xuất hiện biến chứng nhiễm trùng thì cần phải dùng kháng sinh với mục đích nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ sử dụng trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng vì nếu dùng kháng sinh khi không cần thiết không những làm phát sinh thời gian, chi phí mà còn gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, nhất là trong khoảng 24 - 48h đầu cấp cứu.

Một điều cần lưu ý đó là phương án điều trị cũng cần phải dựa trên căn nguyên gây bệnh. Cụ thể:

  • Nếu viêm tụy cấp là do sỏi mật: bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật cắt túi mật càng sớm càng tốt;

  • Viêm tụy cấp do tăng hàm lượng triglyceride máu: mục đích điều trị là giúp giảm và duy trì triglyceride xuống dưới mức 500mg/dL.

Người dân nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ bị viêm tụy cấp:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn, dứt điểm thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia;

  • Áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, nên ăn nhạt để tránh hình thành sỏi mật;

  • Ở những bệnh nhân bị mỡ máu cao, mắc bệnh tiểu đường, sỏi mật,... thì nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp quản lý tốt các bệnh lý nền, tránh xảy ra biến chứng viêm tụy cấp làm đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng viêm tụy cấp, mong rằng quý bạn đọc đã lựa chọn được cho mình địa chỉ thăm khám phù hợp nếu có dấu hiệu gặp phải tình trạng này.

Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành trình độ cao, kết hợp với hệ thống trang thiết bị tiên tiến được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức,... sẽ giúp quá trình thăm khám, chẩn đoán trở nên chính xác và nhanh chóng hơn, từ đó rút ngắn được thời gian và gia tăng hiệu quả trong công tác điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tới hotline1900 56 56 56của MEDLATEC bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map